'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trên 7% nhờ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất để xuất khẩu.
Bước sang 2019, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm cổ phần hóa và thoái vốn nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hóa 127 doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020 là mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Hơn một nửa trong số này sẽ được cổ phần hóa trong năm 2019 thông qua những đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), theo SSI Research. Trong 3 năm qua, chiến dịch thoái vốn của chính phủ đã mang về khoảng 7 tỷ USD.
“Nhờ cổ phần hóa và vận hành theo cơ chế thị trường, phải lắng nghe ý kiến của cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận nên văn hóa của các doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi trong nhiều năm qua, dẫn tới mức lợi nhuận cao hơn rất nhiều”, ông Fiachra MacCana, Giám đốc phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC) bình luận. Ông Fiachra MacCana dự báo xu hướng thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam có thể sẽ tiếp diễn trong 5-10 năm tới.
Một nửa trong số những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Những doanh nghiệp được giới đầu tư chú ý nhiều nhất là các công ty thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong năm 2018, tập đoàn Dầu khí đã thu về 320 triệu USD từ IPO. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư bởi quy mô lớn, cũng như nhu cầu ổn định đối với sản phẩm chủ lực của nó. Tương tự, công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng huy động thành công 244,5 triệu USD từ đợt phát hành cổ phiếu hồi tháng 1 năm 2018.
Việc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quyết định thoái hết vốn tại Công ty Cố phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) từ năm 2016 đã tăng mức độ quan tâm của giới đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước. Một báo cáo của SSI Research cho thấy tổng số tiền mà chính phủ thu về từ cổ phần hóa và thoái vốn lên tới 6,3 tỷ USD trong năm 2017.
Ông MacCana dự đoán khi các tập đoàn viễn thông bán cổ phần nhà nước và các ngân hàng nới room ngoại, mức độ quan tâm của giới đầu tư sẽ tăng vọt.
Theo một quan chức Ngân hàng Thế giới (WB), số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giảm từ 10.000 trong thập niên 80 tới dưới 1.000 vào năm 2015. Cũng trong năm 2015, số lượng doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước đạt khoảng 3.000. Doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế Việt Nam.
“Tuy nhiên, kiếm tiền từ những khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa đòi hỏi phải có tài năng. Đôi khi, nhà đầu tư chỉ có vài phút để quyết định mua hay không mua cổ phiếu, chứ không có cơ hội đánh giá kỹ càng giá trị của chúng. Tình trạng không minh bạch, thiếu thông tin, không công khai khiến quá trình đánh giá cổ phiếu trở nên rối ren”, ông Kevin Snowball, giám đốc điều hành quỹ Quản lý Tài sản PXP Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh nói.
Ông Kevin Snowball còn nói thêm về tình trạng bán cổ phiếu cho bạn bè, người thân hoặc ngăn cản nhà đầu tư nước ngoài (bất chấp việc chính phủ đã bỏ lệnh cấm nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2015) là hiện tượng khá phổ biến trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Theo Kevin Snowball, tiến độ cổ phần hóa cũng diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng của giới đầu tư. Chính phủ muốn thoái vốn khỏi 135 doanh nghiệp trong năm 2017 và 181 doanh nghiệp trong năm 2018, song chỉ thực hiện thành công 32 trường hợp tính tới tháng 11 năm ngoái.
Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng 10 quốc gia khác. Vì thế, Việt Nam sẽ phải cải cách khối doanh nghiệp nhà nước.
“Một hiệp định thương mại mà Việt Nam muốn ký với Liên minh châu Âu (EVFTA-PV) có thể làm tăng áp lực cải cách đối với chính phủ”, Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IHS Markit tại Singapore nói.
Biswas dự đoán sự chuyển đổi sẽ diễn ra chậm chạp trong một thập kỷ tới. Áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ lớn hơn do phải tuân thủ các quy định của hiệp định CPTPP.
Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn vì cần tiền để đầu tư vào đường bộ, cầu và đường sắt nhằm thu hút đầu tư.
“Chính phủ cũng muốn khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận vai trò đầu tàu trong một số ngành, giống như các chaebol ở Hàn Quốc”, MacCana nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.