'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, từ hôm nay (11/1/2024) mạng di động FPT – MVNO chính thức ra mắt trên phạm vi toàn quốc với đầu số 0775. Với mục tiêu trở thành nhà mạng trẻ đón đầu công nghệ, mạng di động của FPT được kỳ vọng sẽ mang lại “làn gió mới” cho người dùng trẻ.
Được biết, thời gian triển khai hệ thống kỹ thuật cho một nhà mạng MVNO mới thông thường sẽ mất từ 12 đến 15 tháng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp phép chính thức, FPT Retail đã hoàn tất quá trình đầu tư hệ thống phần cứng cũng như phần mềm để chính thức triển khai và cung cấp dịch vụ.
Theo đại diện FPT Retail, giữa bối cảnh thị trường bán lẻ đầy khó khăn và biến động, việc triển khai mạng di động ảo (MVNO) là động thái linh hoạt giúp doanh nghiệp này tận dụng và phát huy tối đa các lợi thế sẵn. Đồng thời, việc triển khai dịch vụ viễn thông sẽ góp phần tăng thêm tiện ích cho khách hàng, là một kênh duy trì kết nối giữa FPT Retail và khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.
Nói về việc triển khai mạng di động FPT, ông Hoàng Trung Kiên, Tổng giám đốc FPT Retail cho biết doanh nghiệp sẽ tích hợp các dịch vụ, tiện ích, nội dung trong hệ sinh thái FPT và các đối tác để khách hàng sử dụng thuận lợi các dịch vụ và khai thác hiệu quả các gói cước đã lựa chọn. Dịch vụ di động FPT cũng sẽ được ứng dụng những công nghệ tiên tiến như Cloud computing, Chat BOT, AI...
"Nằm trong quy mô và định hướng phát triển toàn diện, FPT Retail kỳ vọng dịch vụ viễn thông do đơn vị triển khai sẽ là một mảnh ghép giúp hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn FPT, hướng tới ứng dụng các công nghệ mới như 5G, IoT…", ông Hoàng Trung Kiên nói.
FPT Retail chính thức được cấp phép để cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn quốc vào ngày 30/5/2023. Theo giấy phép, FPT Retail được phép cung cấp các dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt đất, bao gồm: dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 và IMT-Advanced được cung cấp cho thuê bao viễn thông giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp; dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông tiêu chuẩn GSM được cung cấp cho thuê bao viễn thông khi thực hiện tính năng CS Fallback hoặc trong trường hợp mạng viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 và IMT-Advanced không khả dụng.
Khác với các nhà mạng truyền thống, nhà mạng di động ảo không sở hữu hạ tầng mạng vô tuyến, mà thay vào đó sẽ cung cấp dịch vụ viễn thông bằng cách liên kết với một đơn vị nhà mạng đã sở hữu hạ tầng sẵn có và phân phối cho khách hàng dựa trên những thế mạnh của mình. Theo quy định, cơ quan quản lý chỉ cấp phép có giới hạn cho các nhà mạng có hạ tầng, còn không giới hạn với các mạng di động ảo.
'Miếng bánh' trong tay ai?
Trên thế giới, mạng di động ảo là một mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành viễn thông. Nhiều nhất phải kể đến châu Âu với số lượng mạng MVNO đạt 357 trên tổng số 602 mạng MVNO toàn cầu. Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 72 mạng MVNO, trong khi Đông u là nơi có 34 mạng MVNO. Ở Mỹ, hiện có 32 nhà mạng MVNO với hơn 50 triệu thuê bao. Ở Trung Quốc có 62 mạng và 75 triệu thuê bao. Ở Đức có 132 nhà mạng cung cấp dịch vụ này và ở Anh, các mạng di động ảo chiếm 20% thị trường trong nước. Theo số liệu của Global Market Insights, tổng doanh thu của thị trường viễn thông ảo trên toàn thế giới đang ở mức 65 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng lên đến 9%/năm.
Tại Việt Nam, đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 5 mạng di động ảo là Đông Dương Telecom, Mobicast, ASIM, Digilife và FPT Retail. Trong đó, mạng di động ảo của Đông Dương Telecom và Mobicast sử dụng hạ tầng của VinaPhone, còn mạng ASIM, Digilife và FPT Retail sử dụng hạ tầng của MobiFone.
Tính đến ngày 30/4/2023, có khoảng 2,65 triệu thuê bao của các nhà mạng ảo tại Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2,1% tổng số thuê bao toàn thị trường di động.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, việc các nhà mạng di động ảo tham gia cung cấp dịch vụ được kỳ vọng sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ chuyển đổi số, trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, sức khoẻ, giải trí... Tuy nhiên, số lượng 2,65 triệu thuê bao mạng di động ảo là một con số quá nhỏ bé, các dịch vụ các nhà mạng ảo đang cung cấp cũng tương đối hạn chế, chưa có những dịch vụ thực sự tạo thế mạnh.
Để thúc đẩy phát triển mạng di động ảo, các doanh nghiệp nên nhìn nhận từ các dịch vụ ứng dụng trên Internet để tìm các dịch vụ thực sự mang lại lợi ích cho người dùng như tài chính, học tập... những dịch vụ liên quan đến “thị trường ngách” mà những nhà mạng lớn thông thường không cung cấp. Đây là hướng đi đúng với xu hướng trên thế giới cũng như thúc đẩy các dịch vụ nội dung phát triển, thúc đẩy cung cấp nhiều dịch vụ ứng dụng viễn thông trên nền Internet băng rộng di động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.