Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lũy kế 5 tháng 2021, bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động khai thác cảng của Việt Nam vẫn phát ra những tín hiệu tích cực. Theo thống kê từ Cục Hàng hải, tổng sản lượng container quốc tế qua các cảng biển nước ta đã tăng 18,4% so với 5 tháng đầu năm 2020, còn đối với sản lượng container nội địa, mức tăng trưởng là 24,5%.
Trong đó, Vũng Tàu (khu vực Cái Mép) dẫn đầu với tăng trưởng 33%, theo sau đó là khu vực Hải Phòng và TP. HCM với mức tăng lần lượt 20,5% và 16,1% so với cùng kỳ.
Tại một báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cũng đã đưa ra một dự báo lạc quan, cho rằng hoạt động khai thác cảng thời gian tới sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự tăng trưởng xuất nhập khẩu mạnh mẽ của Việt Nam.
Bối cảnh này mang đến những triển vọng tích cực với nhóm doanh nghiệp cảng, vận tải và logistics... trong đó phải kể đến Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD), một trong số ít các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và sở hữu mạng lưới cảng biển tích hợp hoàn chỉnh rộng khắp cả nước.
Nhìn lại quý I/2021, Gemadept đã ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng với hai con số khá ấn tượng.
Theo đó, nhờ sản lượng containter qua mạng lưới cảng Gemadept được mở rộng lên đến 525.000 TEU, cao hơn 32% so với cùng kỳ, đã giúp cho doanh thu tăng trở lại sau ba năm giảm liên tiếp, đạt 14,4% và neo ở mốc 687,4 tỷ đồng. Cùng với việc tiết giảm chi phí tài chính và quản lý, doanh nghiệp báo lãi trước thuế tăng hơn 36% lên 192 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua, cần lưu ý rằng cảng Gemalink dù đã đi vào hoạt động từ tháng 1/2021 nhưng chưa được hợp nhất vào kết quả kinh doanh chung do cảng vẫn chưa đạt điểm hòa vốn. Theo ước tính của Yuanta Việt Nam, cảng Gemalink đã lỗ 53,5 tỷ đồng trong quý I, do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, chỉ có các chuyến tàu của hãng CMA-CGM, đối tác nắm giữ 12,5% cổ phần tại Gemalink cập cảng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, cảng Gemalink là một trong những động lực thúc đẩy quan trọng đối với Gemadept. Dự báo của SSI cho thấy, hiện cảng Cái Mép (khu vực cảng Gemalink) đang được lấp đầy nhanh chóng và tình trạng dư cung dự kiến sẽ sớm chấm dứt, qua đó tạo điều kiện cho việc tăng giá dịch vụ và cải thiện biên lợi nhuận phân khúc cảng của Gemadept.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ban lãnh đạo Gemadept, doanh nghiệp đang đàm phán chuyển nhượng cổ phần tại cảng Gemalink với các hãng vận tải container quốc tế, với mục tiêu giảm tỷ lệ sở hữu tại Gemalink từ 65% xuống 51% để thu hút thêm hàng hóa mới vào cảng.
Hơn nữa, Gemadept cũng có có kế hoạch vay nợ hoặc phát hành riêng lẻ để thu xếp vốn cho giai đoạn 2 Gemalink trong năm nay. Theo kế hoạch, tổng công suất của cảng Gemalink sẽ tăng thêm 900.000 TEU lên mức 2,4 triệu TEU với vốn đầu tư ước tính là 190 triệu USD, trong khi giai đoạn 1 là 330 triệu USD.
Một yếu tố hỗ trợ nữa cho bức tranh màu sắc của Gemadept năm nay còn đến từ cảng Nam Đình Vũ, thuộc khu vực cảng Hải Phòng. Trong quý I/2021, cảng Nam Đình Vũ ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ từ nền so sánh thấp, khi sản lượng container tăng 110% so với cùng kỳ năm trước. Đối với quý I/2019, thời điểm chưa xuất hiện đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng này là 25%.
Doanh nghiệp cũng có kế hoạch khởi công xây dựng giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ với mục tiêu tăng thêm 500.000 TEU, gấp đôi công suất hiện tại của cảng này. Tổng vốn đầu tư ước tính là 1.700 tỷ đồng (hơn 70 triệu USD).
Đáng chú ý, giá sàn của dịch vụ xếp dỡ container tại khu vực cảng Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tăng thêm 10% trong vài tháng tới sau khi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy định mới.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố nêu trên, SSI dự báo tăng trưởng năm 2021 của Gemadept ở mức 13,6% về doanh thu và 33,5% về lợi nhuận. Đặc biệt với giả định giai đoạn 2 của cảng Gemalink và cảng Nam Đình Vũ sẽ sớm hoàn thành, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 7,2% và 22,1% so với thực hiện năm 2021, lần lượt đạt 3.200 tỷ đồng và 828 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán này cũng nhấn mạnh về các rủi ro ảnh hưởng đến đà tăng của Gemadept thời gian tới, bao gồm việc cảng Gemalink cần lâu hơn để đạt công suất tối đa; giá giảm do cạnh tranh gay gắt và và tình trạng thiếu container làm giảm sản lượng qua cảng.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch sáng 1/6, GMD tăng 450 đồng lên vùng 37.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 1,8 triệu đơn vị.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.