'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Xe cỡ nhỏ hạng A thường là phân khúc dành cho những người mua xe lần đầu hoặc phụ nữ với nhu cầu di chuyển ngắn, chủ yếu nội đô. Ngoài ra, tài chính của khách hàng chọn dòng xe này thường không “dồi dào” như các phân khúc khác, vì vậy khoảng cách về giá bán sẽ là yếu tố quyết định sống còn trên thị trường.
Phân khúc xe hạng A hiện nay là sự cạnh tranh giữa những cái tên lâu năm trên thị trường như: Hyundai Grand i10, Kia Morning, Mitsubishi Mirage với các “tân binh” gia nhập sân chơi khoảng 2 năm trở lại đây như: Honda Brio, Suzuki Celerio hay Toyota Wigo.
Trong số các mẫu xe kể trên, hai mẫu xe gồm Grand i10 và Morning được nhà phân phối sản xuất, lắp ráp ngay trong nước. Trong khi đó, các mẫu xe còn lại gồm: Honda Brio, Suzuki Celerio, Mitsubishi Mirage hay Toyota Wigo được nhập khẩu nguyên chiếc về nước, dó đó khó có thể cạnh tranh về giá bán và trang bị.
Lợi thế về việc có dây chuyền lắp ráp trong nước giúp cho giá thành của Hyundai Grand i10 và Kia Morning “dễ chịu” hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, đặc biệt là rẻ hơn Honda Brio hàng chục triệu đồng.
Ngoài ra, việc giảm phí trước bạ 50% áp dụng đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 nếu được thông qua cũng sẽ tạo áp lực lên các mẫu xe nhập khẩu như Celerio, Wigo hay Brio trong thời gian tới.
Điển hình nhất là cách đây ít ngày, Suzuki Việt Nam đã ra thông báo về việc ngừng bán đối với mẫu xe đô thị cỡ nhỏ Celerio và hãng cũng không nói rõ liệu có tiếp tục nhập khẩu về nước nữa hay không.
Tuy nhiên, khả năng tiếp tục mở bán của mẫu xe này tại Việt Nam trong thời gian tới là không cao, bởi Celerio có bất lợi là một mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, khó cạnh tranh về giá bán và trang bị so với các đối thủ. Ngoài ra, việc có thể giảm phí trước bạ 50% sẽ là một sự ủng hộ đối với các xe lắp ráp trong nước, trong khi điều này sẽ càng làm khó cho một mẫu xe nhập như Celerio.
Doanh số của Suzuki Celerio trong 4 tháng đầu năm 2020 là 183 chiếc, riêng tháng 4 bán được 15 chiếc. Kết thúc năm 2019, doanh số của Celerio đạt 1.756 xe.
Như vây, có thể thấy rằng nhóm khách hàng ở phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A luôn đề cao sự bền bỉ của xe, tính tin cậy của nhà sản xuất, đồng thời yêu cầu phụ tùng phải dễ tìm, dễ thay và có giá rẻ. Ngoài ra, chất lượng sử dụng sản phẩm cũng là mấu chốt trong quyết định của người dùng khi xuống tiền tậu xe.
Sự kết hợp của các yếu tố này ắt hẳn sẽ khiến Honda Brio khó có thể cạnh tranh với Hyundai Grand i10 và Kia Morning trong cuộc chơi xe phục vụ mục đích kinh doanh hay sử dụng cá nhân.
Thông tin về việc mẫu hatchback Honda Jazz không còn xuất hiện trong danh mục bán hàng và website giới thiệu sản phẩm của liên doanh ô tô Nhật Bản hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước. Mặc dù chưa đưa ra công bố chính thức nhưng nhiều đồn đoán cho rằng hãng xe Nhật đã âm thầm “khai tử” do qúa ế ẩm.
Được biết, Honda Jazz có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2017 và chính thức bán ra thị trường vào năm 2018 theo hình thức nhập khẩu nguyên chiếc. Mẫu hatchback của liên doanh ô tô Nhật Bản không được thành công như kỳ vọng và là cái tên luôn nằm trong danh sách 10 xe “ế ẩm” nhất trên thị trường.
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho người tiêu dùng “quay lưng” đối với Honda Jazz đó là giá bán quá cao, trong khi trang bị tiện nghi trên xe chưa thực sự tương xứng.
Honda Brio bị người dùng quay lưng do giá bán quá cao
Nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá xe đô thị cỡ nhỏ Honda Brio cũng đang đứng trước nguy cơ bị “đào thải” khỏi thị trường khi doanh số của mẫu xe này không được như kỳ vọng của hãng.
Trên thị trường, Honda Brio nằm trong phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A và cạnh tranh với các đối thủ gồm: Hyundai Grand i10, Kia Morning, Mitsubishi Mirage hay Suzuki Celerio. So với các đối thủ cạnh, doanh số của Brio luôn đứng ở vị chí áp chót trong bảng xếp hạng và bị đối thủ bỏ xa.
Cụ thể, kết thúc năm 2019, dẫn đầu thị trường ô tô trong phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A là Hyundai Grand i10 với doanh số 18.088 chiếc. Đứng ở vị trí thứ hai là Kia Morning (doanh số 9.311 chiếc), Toyota Wigo (doanh số 6.891 chiếc), trong khi đó Honda Brio chỉ đạt doanh số 2.651 chiếc, xếp ở ví trí “áp chót” trong bảng xếp hạng.
Theo doanh số cộng dồn của Honda Brio tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2020, mẫu xe này chi bán được 868 chiếc, trong khi hai người dẫn đầu là Hyundai Gran i10 và Kia Morning đạt doanh số lần lượt là: 4.316 chiếc và 1.453 chiếc.
Honda Brio có giá bán từ 418 đến 452 triệu đồng
Giá bán được xem là nguyên nhân chính rào cản người dùng tiếp cận Honda Brio so với các đối thủ khác. Tại thời điểm ra mắt, Honda Việt Nam công bố giá bán cho Honda Brio thấp nhất là 418 triệu đồng (phiên bản G) và cao nhất 452 triệu đồng (phiên bản RS 2 màu). Mức giá bán cao hơn hàng chục triệu đồng so với các đối thủ cạnh tranh.
Chẳng hạn, so với Hyundai Grand i10, Honda Brio có giá bán đắt hơn tới hàng chục triệu đồng. Cụ thể, Brio bản tiêu chuẩn đắt hơn tới 103 triệu đồng so với Morning bản MT tiêu chuẩn (giá 315 triệu đồng); bản RS 2 màu của Brio cũng đắt hơn Grand i10 1.2 AT (giá 415 triệu đồng) 37 triệu đồng.
Không chỉ đắt hơn đối với xe lắp ráp, Honda Brio cũng có giá bán đắt hơn “người đồng hương” cũng có nguồn gốc nhập khẩu là Toyota Wigo.
Cụ thể, Honda Brio bản tiêu chuẩn G (giá 418 triệu đồng) có giá bán đắt hơn Toyota Wigo bản 5MT (giá 345 triệu đồng) 73 triệu đồng. Hay bản cao cấp Brio RS 2 màu (giá 452 triệu đồng) cao hơn Wigo bản 4AT (giá 405 triệu đồng) tới 47 triệu đồng.
Xem thêm: 'Nồi đồng cối đá' Toyota Corolla Altis 2011 rao bán hơn 500 triệu đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.