Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, trả lời câu hỏi của Financial Times hồi cuối tuần qua về việc liệu Indonesia có mua dầu của Nga hay không, Tổng thống Widodo cho biết: “Chúng tôi luôn theo dõi tất cả các phương án. Nếu có quốc gia nào đó đưa ra mức giá tốt nhất thì lựa chọn đó là dĩ nhiên”
Theo ông Widodo, chính phủ Indonesia có nghĩa vụ tìm nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.
“Chúng tôi muốn tìm ra giải pháp”, Tổng thống Indonesia khẳng định.
Cũng theo Financial Times, Indonesia trong nhiều năm qua đã không nhập khẩu dầu từ Nga với khối lượng lớn. Đồng thời, việc mua dầu của Nga với giá trên mức giới hạn mà Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đưa ra có thể khiến nước này dễ bị Mỹ trừng phạt.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7/9, Đại sứ Nga tại Indonesia Lyudmila Vorobyova cho biết công ty dầu khí quốc doanh Pertamina của Indonesia đang đàm phán mua dầu thô từ Nga trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng vọt đã khiến ngân sách nhà nước căng thẳng sau khi Chính phủ Indonesia tăng trợ cấp để giữ giá nhiên liệu trong nước, đồng thời nỗ lực thúc đẩy kế hoạch củng cố tài khóa theo đúng tiến độ.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này ghi nhận vào tháng 8 vừa qua là 4,69%, cao hơn so với phạm vi mục tiêu từ 2%-4% mà Ngân hàng trung ương Indonesia đặt ra, do giá lương thực tăng cao.
Hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cũng cho biết Nga đã đề nghị bán dầu cho nước này "với giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế".
Theo ông Uno, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang cân nhắc việc này. Tuy nhiên, có luồng ý kiến phản đối vì lo ngại nước này sẽ phạm vào các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Động thái của Moscow diễn ra trong bối cảnh G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia và Anh) thúc đẩy kế hoạch áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga với mục tiêu nhắm trực tiếp vào nguồn thu của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời vẫn duy trì dòng chảy dầu, tránh được việc đẩy giá giá dầu leo thang cao hơn.
Hiện chưa rõ lập trường của các nước châu Á về kế hoạch này. Tuy nhiên, rất ít quốc gia công khai ủng hộ. Ấn Độ lưỡng lự tham gia, do các ngành công nghiệp của nước này có thể mất cơ hội mua dầu Nga giá rẻ.
Khi xung đột tại Ukraine mới nổ ra, sản xuất dầu của Nga lao dốc ngay sau đó. Tuy nhiên, 3 tháng qua, sản lượng dần phục hồi khi hoạt động lọc dầu trong nước bùng nổ và khách mua châu Á thế chân châu Âu.
Do đó, dù bị nhiều nước cấm vận, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ việc xuất khẩu dầu thô và khí đốt ngay cả khi lượng xuất khẩu bị giảm.
Xem thêm >> Mỹ thúc đẩy áp giá trần với dầu Nga, đe dọa trừng phạt nếu không tuân thủ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.