Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hoạt động kinh doanh thường diễn ra nhộn nhịp tại khu chợ đầu mối Xinfandi ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, nơi có các cửa hàng, quán ăn và những khách hàng mua trái cây và rau củ với số lượng lớn.
Tuy nhiên, vào một buổi chiều gần đây, nhiều chủ quầy táo tại khu chợ này rơi vào cảnh “ế khách”, thay vì mua bán tấp nập như trước. Giá táo đã tăng gần gấp đôi, lên gần 2USD/kg và người dân để dành tiền mua mặt hàng khác.
“Những ai ăn táo trong những ngày này chắc hẳn là những người rất giàu”, Li Tao, người bán táo hơn 20 năm, cho biết.
Ông Li cho biết nhiều lao động nhập cư không đủ tiền để mua táo.
“Táo quá đắt đỏ”, ông Li nói.
Ngoài việc phải vật lộn với một nền kinh tế đang phát triển chững lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc bây giờ tiếp tục lo lắng về giá thực phẩm tăng cao. Không chỉ táo tăng giá, mà các loại hoa quả và rau củ khác cũng đắt đỏ hơn.
Giá thịt lợn tăng vọt trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối phó với dịch tả lợn hoành hành. Thịt gà, thịt bò và thịt cừu cũng đều tăng giá.
Ngoài thực phẩm tăng giá, Trung Quốc dường như không gặp phải tình trạng lạm phát trên quy mô lớn. Tuy vậy, giá thực phẩm tăng cũng trở thành đề tài gây chú ý tại Trung Quốc. Trong khi đó, các quan chức chính phủ trấn an người dân rằng, các nguồn cung thực phẩm vẫn dồi dào, thậm chí họ đang có những biện pháp để bình ổn giá.
“Người dân và các nhà kinh tế học không đồng quan điểm với nhau”, George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, nói.
Theo ông Magnus, mặc dù lạm phát tổng thể có thể không cao, nhưng giá cả những mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, hoa quả và rau củ tăng có thể ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng. Đây chính là nguy cơ tiềm tàng cho nền kinh tế Trung Quốc.
Ngay cả một người lạc quan như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng ngạc nhiên khi tới thăm một quầy hoa quả tại tỉnh Sơn Đông hôm 25/5.
“Giá lên cao vậy sao?”, ông Lý hỏi sau khi người bán hàng nói với ông rằng, giá táo đã tăng cao hơn gấp đôi kể từ năm ngoái.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau đẩy giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng cao. Giới chức nước này vẫn đang tìm cách kiềm chế sự bùng phát của dịch tả lợn, một loại dịch dù không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhưng có thể khiến lợn chết hàng loạt. Hơn một triệu con lợn đã bị tiêu hủy để ngăn dịch bệnh lây lan, song dịch vẫn chưa dừng lại. Đối với hoa quả và rau củ, chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho thời tiết khắc nghiệt và nói rằng việc tăng giá sẽ chỉ diễn ra tạm thời.
“Mọi người đều quan tâm tới giá hoa quả và rau củ. Giá thịt lợn cũng vậy”, Chenjun Pan, giám đốc điều hành về lương thực và nông nghiệp tại trung tâm nghiên cứu RaboResearch, cho biết.
Các chuyên gia cũng đang theo dõi sự lây lan của một loài sâu bệnh tàn phá mùa màng. Hơn 900 km2 ruộng lúa, ngô đã bị loài sâu này tàn phá và tác động đầy đủ của chúng đối với giá lương thực có thể sẽ kéo dài tới cuối năm nay.
Giá cả tăng cao đúng vào thời điểm nhạy cảm. Chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh báo người dân về giai đoạn khó khăn phía trước khi căng thẳng với Mỹ tăng lên. Dữ liệu công bố hôm 31/5 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại. Hồi tháng 3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sức ép và Bắc Kinh đã giảm bớt kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về tình trạng lạm phát. Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề khác như lương tăng chậm và thất nghiệp nhiều hơn. Trong khi đó, không chỉ các hộ gia đình mà cả lãnh đạo Trung Quốc cũng quan tâm tới vấn đề tăng giá thực phẩm.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, giá thịt lợn tăng 14% hồi tháng 4 so với năm trước đó, trong khi giá thực phẩm tiêu dùng nói chung tăng 6,1%. Các quan chức nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo giá thịt lợn trong năm nay có thể tăng tới 70%. Chỉ trong tuần trước, giá trung bình của nhóm 7 loại quả đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Gao Feng, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, gần đây nói rằng các nhà chức trách “sẽ bảo đảm hiệu quả nguồn cung thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như rau củ quả, thịt và trứng”. Hồi đầu tháng 5, các quan chức kinh tế Bắc Kinh cho biết họ sẽ triển khai kế hoạch giải quyết vấn đề tăng giá lương thực và dầu ăn tại thủ đô của Trung Quốc.
Tình trạng tăng giá cũng bắt đầu lan sang các loại thực phẩm khác. Giá thịt lợn tăng buộc một số nhà hàng và gia đình chuyển sang dùng thịt gà, thịt bò hoặc thịt cừu, từ đó khiến giá các loại thịt này cũng tăng theo. Các thương lái và lò mổ mua thịt dự trữ để bán với giá cao hơn cũng gây rối loạn chuỗi cung ứng.
Hiện chưa rõ liệu việc tăng giá có ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế Trung Quốc hay không. Theo Harry Broadman, cựu chánh văn phòng Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng, cho rằng nhận thức về tình trạng lạm phát có thể khiến các nhân viên làm việc tại các công ty nhà nước của Trung Quốc đòi hỏi tăng lương.
“Đây không chỉ là vấn đề kinh tế. Đây là vấn đề kinh tế chính trị”, ông Broadman nhận định.
Những ý kiến bất bình trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều. Một cuộc khảo sát do Phoenix Finance thực hiện trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc đã hỏi người dân về nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng giá hoa quả. Do lý do lạm phát không được đưa vào trong số các lựa chọn nên nhiều người đã để lại bình luận.
“Cả 4 lựa chọn chỉ đang tìm cách xoa dịu mọi thứ. Đây rõ ràng là do lạm phát”, một người viết.
Một số ý kiến khác tập trung vào hướng dẫn của hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc, trong đó nói rằng mỗi người nên ăn ít nhất 500 gram rau và 250 gram hoa quả mỗi ngày.
“Tôi không đủ tiền để ăn bây giờ. Hoa quả đắt như vàng”, một người bình luận.
Xem thêm >> Hơn 6.000 người dân Đông Ukraine nộp đơn xin nhập quốc tịch Nga
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.