Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quảng Nam có hơn 2.700 tàu thuyền, trong đó có hơn 670 tàu lớn (có chiều dài từ 15 mét/tàu trở lên). Tại cảng cá Tam Quang (huyện Núi Thành) là nơi neo đậu của hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ. Sáng 22/7, khi chúng tôi có mặt tại cảng, nhận thấy nơi đây không còn cảnh tàu thuyền nêm chặt “nằm bờ” như trước đó. Đang kiểm tra lại ngư cụ cho chuyến vươn khơi tiếp theo, anh Phan Bá Thuận (trú thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nói rằng, giờ này ngư dân đang giong tàu ra khơi để đánh bắt. Chờ mãi giá dầu mới giảm, ngư dân cũng tranh thủ vươn khơi chứ ít tháng nữa vào mùa mưa bão rồi ra biển sẽ gặp khó khăn.
Vừa hay giá dầu chiều qua giảm xuống còn 24.850đ/ lít, sáng nay vợ chồng anh Thuận đi mua 1,2 tấn dầu cho chuyến vươn khơi sắp tới. “So với mấy tháng trước, nay giá dầu giảm được 2 lần như vậy cũng mừng, dù chi phí vẫn còn cao nhưng cũng tranh thủ ra khơi, kiếm được chừng nào hay chừng đó”, anh Thuận nói.
Từ đầu năm đến nay, con tàu 700 mã lực của anh vươn khơi 4 chuyến thì 2 chuyến lỗ. Anh nhẩm tính, mỗi chuyến vươn khơi 16 ngày, với 4 bạn tàu hết khoảng 50 triệu đồng, riêng dầu cho mỗi chuyến đi hết 1,2 tấn, chiếm đến 70% chi phí. “Mỗi lần giá xăng dầu lên, ngư dân lại rầu lo. Nghề chính của mình là đi biển vậy mà để tàu thuyền nằm bờ riết thì không thể được. Vui đó nhưng cũng còn phập phồng nỗi lo giá dầu có thể tăng trở lại”, anh phân trần.
Ngư dân Huỳnh Văn Trương, chủ tàu cá QNa 91144 TS cho hay: “Năm nay, đúng là một năm khó khăn của ngư dân. Giá xăng dầu rồi toàn bộ chi phí khác đều tăng chóng mặt, khiến tàu liên tục phải nằm bờ. Cũng chỉ mong giá dầu giảm xuống chút đỉnh rồi cùng với hỗ trợ của Nhà nước để ngư dân còn tiếp tục vươn khơi bám biển”, anh Trương nói.
Gia đình ông Đỗ Văn Lai, phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn, có tất cả 5 tàu khai thác, thu mua hải sản. Những ngày vừa qua, mặc dù giá xăng dầu tăng cao, nhưng gia đình ông Lai vẫn duy trì cho 1 tàu có công suất 820CV (tàu đóng theo NĐ 67) hoạt động để bảo đảm một phần nguồn tiền trả nợ ngân hàng cũng như giữ chân lao động.
Sau 2 lần giá xăng dầu giảm, có thêm 2 tàu thu mua hải sản trên biển của gia đình ông Lai tiếp tục vươn khơi. Tuy nhiên, hoạt động chưa mang lại lợi nhuận khiến ông Lai “dè chừng”, tiếp tục để 2 tàu còn lại nằm bờ dù giá xăng dầu vừa giảm.
Ông Đỗ Văn Lai cho biết, hiện nay 2 tàu cá của gia đình ông đang neo ở Cảng Lạch Hới (phường Quảng Tiến) mang số hiệu TH 91025, TH 91026 (công suất mỗi tàu là 420 CV). Giá dầu sau khi giảm lần gần đây nhất hiện có giá khoảng hơn 24.000 đồng/lít. Trong khi đó, năm 2019-2020, giá dầu khoảng 15.000 đồng/lít; năm 2021, giá dầu lại tiếp tục tăng.
Trong khi đó, giá hải sản dân đánh bắt được giá lại tăng không đáng kể. Vì thế, nhiều tàu cá rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, ra khơi cũng không ổn, neo đậu cũng không xong. Giá xăng dầu vừa giảm 2 lần là tín hiệu tích cực, trực tiếp giúp ngư dân giảm bớt khó khăn bám biển trở lại.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban quản lý cảng cá Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) cho biết, những ngư dân có kế hoạch cho tàu cá vận hành, vươn khơi trở lại đang gặp khó khăn là thiếu lao động làm việc trên tàu. Trong thời gian vừa rồi, do nhiều tàu nằm bờ, nhiều tàu ra khơi nhưng không ổn định khiến nhiều lao động đã chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc phù hợp để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Mặc dù còn nhiều khó khăn như thế nhưng phần lớn các chủ tàu đang có kế hoạch vươn khơi, hy vọng vào những chuyến đi biển mang lại hiệu quả.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, Chủ tịch UBND xã Tam Quang cho biết, cả xã có hơn 360 tàu thuyền, trong đó 210 tàu trên 90CV. Người dân địa phương sống bám biển. Thời gian vừa qua giá xăng dầu tăng cao khiến cho việc ra khơi của bà con gặp khó. Bên cạnh đó, ngư trường ngay càng cạn kiệt trong khi tôm cá đánh bắt được lại bị thương lái ép giá… nên đời sống ngư dân càng khó khăn. Lãnh đạo địa phương luôn động viên ngư dân vươn khơi bám biển, vừa làm kinh tế nhưng cũng là góp phàn bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục thủy sản Quảng Nam cho biết, giá xăng dầu giảm là tín hiệu vui, cùng với những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, ngư dân đã phần nào vơi bớt khó khăn để tiếp tục vươn khơi. Về lâu dài, ngành chức năng Quảng Nam cũng đề ra các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ ngư dân mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hỗ trợ máy dò ngang, hầm bảo quản...để giảm tổn thất sau khai thác, nâng cao giá trị thủy sản dân khai thác được.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.