Xe

Giải đua xe Công thức 1 là gì?

Giải đua Công Thức 1 hay F1, là một môn thể thao tốc độ chuyên về đua ô tô bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA).

Giải đua xe Công thức 1 là gì?

 “Công thức” trong tên gọi là để chỉ một loạt quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ. “Công thức” ở đây có 2 loại: kỹ thuật (liên quan tới xe) và tổ chức (đường đua, đội đua, các yếu tố liên quan).

Đường đua công thức 1

Mùa giải vô địch thế giới giải đua xe công thức 1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên gọi Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố. Ngày nay, phạm vi của môn thể thao này đã mở rộng đáng kể và Grands Prix được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.

Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.

Hình ảnh vòng đua công thức 1

HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ CÔNG THỨC I

Giải đua xe công thức 1 (F1) có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô tại châu Âu vào những năm 1920 và 1930. Tuy nhiên, F1 mới chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946 và Giải đua chính thức được tổ chức lần đầu năm 1950.

Các cuộc đua trở lại (1950–1958)

1950: Giải F1 lần đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Anh. Nhà vô địch đầu tiên thuộc về tay đua người Ý Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo. Ở mùa giải này, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít.

Nhà vô địch thế giới đầu tiên của giải đua xe F1 là tay đua người Ý – Giuseppe Farina với chiếc Alfa Romeo

Những cải tiến vĩ đại (1959–1980)

1959: Sự cải tiến đầu tiên về công nghệ – sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việc của mẫu thiết kế mới.

1961: Tất cả những tay đua tham gia thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.

1962-1973: Colin Chapman – nhà thiết kế, đồng thời là người sáng lập Team Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt – đã đưa Đội đua nước Anh thống trị đường đua F1 với 12 chức vô địch.

1970: Lotus giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua.

Đổi mới tiêu chuẩn an toàn (1980 – 2009)

1982 – 1990: Thay thế nhôm bằng một chất liệu vững chãi hơn là sợi carbon trong chế tạo khung gầm, giúp giảm thiểu thiệt mạng trong các đường đua F1.

1982 – 1990: Thay thế nhôm bằng một chất liệu vững chãi hơn là sợi carbon trong chế tạo khung gầm, giúp giảm thiểu thiệt mạng trong các đường đua F1.

1994: FIA bất ngờ cấm các công nghệ điện tử tăng cường hiệu suất, dẫn tới việc khá nhiều mẫu xe đua không còn giữ được mức an toàn cần thiết trong khi công suất vẫn tăng đều qua từng năm. Hệ quả tất yếu đã dẫn đến cái chết của tay đua huyền thoại Ayrton Senna và tay đua người Áo Roland Ratzenberger. Đây là một bài học cực kỳ đắt giá cho FIA và buộc họ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn rất nhiều khi thay đổi luật lệ đua F1 và biến an toàn trở thành trọng tâm số 1 của F1 từ đây trở về sau.

Ăn mừng chiến thắng

2003: FIA áp dụng hệ thống hỗ trợ an toàn đầu và cổ (HANS), là cải tiến an toàn hàng đầu cho F1.

2008: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ bước vào đại khủng hoảng. Tình thế thật sự nguy cấp khi Honda quyết định rút lui và đã bán đi đội đua của mình. Toyota và BMW sau đó cũng rút chân, dẫn tới việc FIA cũng như những cái tên còn lại buộc phải áp dụng các quy định mới nhằm cắt giảm chi phí hàng loạt mới mong tồn tại được trong giai đoạn khó khăn.

Sự hiện đại của các tay đua (2010 – nay)

2017: FIA áp dụng HALO – hệ thống an toàn như là một khung bảo vệ hình tròn mở xung quanh khoang lái. Chất liệu được sử dụng để chế tạo HALO là titanium với tổng trọng lượng rơi vào khoảng 9 kg

Với việc ngân sách của các đội đua đã được FIA giới hạn tạo ra sự phát triển bền vững cần thiết đồng thời các công nghệ an toàn đã được đẩy tới mức tối đa theo chuẩn công nghệ toàn cầu, giải đua xe F1 trong giai đoạn hiện tại chú trọng hơn hết tới người xem, đồng thời gia tăng tính thân thiện với môi trường vừa để đảm bảo cho tương lai xanh mà cả nền công nghiệp ô tô đang nhắm tới, vừa để thu hút các nhà đầu tư ở các lĩnh vực này.

Tin mới lên