'Giải mã' mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% của Trung Quốc

Thạch Bình - 13/03/2022 11:25 (GMT+7)

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc sẽ thúc đẩy chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kích thích nhu cầu bất động sản và nới lỏng chính sách tiền tệ.

VNF
Ảnh minh họa

Theo Bloomberg, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kỳ vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay của Trung Quốc khoảng 5,5% là một mục tiêu mang tính thách thức, hơn nữa sẽ thúc đẩy chính phủ tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích nhu cầu bất động sản, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn.

Sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày báo cáo công tác chính phủ và xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2022 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa XIII ngày 5/3, các chuyên gia kinh tế đã có những phân tích, đánh giá xoay quanh mục tiêu này. 

Theo Vinh Tịnh, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của ngân hàng BNP Paribas, động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc có thể thấp hơn 5,5%, do đó vẫn cần nhiều hỗ trợ của chính sách tiền tệ. Dự đoán, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) sẽ giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) 5 điểm cơ bản vào tháng Tư hoặc tháng Năm, đồng thời sẽ giảm 50 điểm cơ bản dự trữ bắt buộc của ngân hàng trong nửa cuối năm. 

Chuyên gia Vinh Tịnh nhấn mạnh, mặc dù trọng điểm của năm nay là tăng trưởng ổn định, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ hoàn toàn từ bỏ phòng ngừa rủi ro và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tỷ lệ thâm hụt ngân sách 2,8% cho thấy tính bền vững của chính sách tài khóa trung dài hạn đã được xác định.

Liên quan đến mục tiêu thâm hụt ngân sách thấp hơn dự báo trung bình của các nhà kinh tế, chuyên gia Vinh Tịnh ước tính có khoảng 3.000-4.000 tỷ NDT của năm trước được bổ sung cho nguồn thu ngân sách, do đó mặc dù quy mô thâm hụt ngân sách không tăng, nhưng sự hỗ trợ thực tế của tài khóa đối với nền kinh tế cũng sẽ được duy trì mạnh mẽ.

Trương Trí Uy, nhà kinh tế trưởng của công ty quản lý đầu tư Pinpoint Asset Management Ltd, cho rằng muốn thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Trung Quốc sẽ đối diện với một năm đầy thách thức trong bối cảnh ngành bất động sản đang suy giảm và dịch COVID-19 cản trở nghiêm trọng ngành dịch vụ.

Hiện nay, vẫn chưa rõ đầu tư xây dựng cở hạ tầng tăng bao nhiêu trong năm 2022 để triệt tiêu những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường bất động sản và tình hình dịch bệnh. 

Chuyên gia Trương Trí Uy dự đoán, PBoC có thể sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trong nửa đầu năm, đồng thời sẽ hạ lãi suất 2 lần trong năm nay, mỗi lần 10 điểm cơ bản. Ngoài ra, chính phủ có thể sẽ cho phép các chính quyền địa phương nới lỏng chính sách kiểm soát bất động sản.

Việc nhấn mạnh “phòng ngừa hiệu quả các rủi ro bên ngoài” cho thấy Chính phủ Trung Quốc ý thức đối với các rủi ro địa chính trị tiềm tàng, trong đó cuộc khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã thể hiện rõ điểm này. 

Đinh Sảng, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc và Bắc Á của ngân hàng Standard Chartered, cho rằng Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cần phải có sự nỗ lực nhất định mới có thể đạt được, điều này đòi hỏi cần có sự hỗ trợ về chính sách và nỗ lực của chính quyền địa phương.

Theo chuyên gia Đinh Sảng, mục tiêu này vẫn nằm trong phạm vi tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc. Trước đó, PBoC dự đoán tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14” vào khoảng 5-5,7%.

Chang Shu và David Qu, hai chuyên gia kinh tế của Bloomberg, nhấn mạnh thông điệp của Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc rất rõ ràng, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm ngăn chặn xảy ra sự suy giảm mạnh về tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu tăng trưởng 5,5% - thấp hơn mức tăng 6% của năm 2021 - cho thấy chính phủ muốn tăng trưởng ổn định, trong bối cảnh đối diện với sức ép lớn của thị trường bất động sản sa sút và những rủi ro mới gây nên từ cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine hiện nay. Mục tiêu ngân sách xem ra có vẻ thận trọng, nhưng đã để lại không gian kích thích lớn, có thể mạnh hơn so với mức độ hỗ trợ để giảm nhẹ tác động của dịch bệnh năm 2020.

Mục tiêu tăng trưởng xác định ở mức 5,5% có thể đạt được sự cân bằng tích cực: Vừa không đặt mục tiêu quá cao dẫn đến chính sách đã có hiệu quả kích thích chuyển hướng sang thúc đẩy tăng trưởng quá mức, vừa không đặt mục tiêu quá thấp vì điều này làm suy giảm niềm tin.

Lưu Bồi Can, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng NatWest, cho rằng thâm hụt ngân sách giảm phản ánh kỷ luật tài khóa, đồng thời hạn mức phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương không thay đổi sẽ tiếp tục nâng cao đòn bẩy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong trung và dài hạn.

Theo chuyên gia Lưu Bồi Can, lập trường chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn là ổn định và thận trọng nhưng sẽ có xu hướng nới lỏng hơn, dự kiến lãi suất niêm yết trên thị trường cho vay năm nay sẽ tiếp tục giảm 20 điểm cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giảm 100 điểm cơ bản. Nếu tăng trưởng tín dụng cho vay suy yếu, thì sẽ có không gian tăng cường mức độ hỗ trợ chính sách.

Chu Hạo, chuyên gia kinh tế cao cấp về thị trường mới nổi của ngân hàng Commerzbank, cho biết, tăng trưởng nửa đầu năm sẽ được quyết định bởi cơ sở hạ tầng và bất động sản, trong nửa cuối năm cần quan tâm đến việc liệu chính phủ có thể nới lỏng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để tạo điều kiện cho nhu cầu trong nước hay không. 

 Chính phủ cam kết “tăng cường thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng”, đồng nghĩa với việc PBoC sẽ giảm lãi suất nhiều lần. Tuy nhiên mức độ giảm mỗi lần khá nhỏ để đảm bảo sự ổn định. Chuyên gia Chu Hạo dự đoán, lãi suất chính sách kỳ hạn 1 năm sẽ giảm 10 điểm cơ bản vào quý II/2022, và có khả năng giảm nhiều hơn.

Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P, cho rằng ngân sách đối diện với nhiều áp lực. Trong bối cảnh đó, phương án chính phủ sẽ huy động nguồn tiền chưa sử dụng trong một số năm trước là hợp lý và khả thi. Trên thực tế, thâm hụt ngân sách tổng thể vẫn có thể tăng nhẹ. 

Là một biện pháp ứng phó ngắn hạn, đây là cách tiếp cận hợp lý, rất nhiều nước đều thực hiện như vậy, và rất nhiều gia đình cũng hành động như vậy. Trong giai đoạn khó khăn, có thể sử dụng nguồn lực tích lũy của quá khứ, nhưng điều này không thể kéo dài.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.