'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hoạt động siết chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các ngân hàng thương mại chính thức được “cởi trói” kể từ khi Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được ban hành ngày 17/1/2023. Đây được ví như cơn mưa rào mùa hạ giải tỏa cơn khát cổ tức tiền mặt của các cổ đông – đặc biệt là các cổ đông dài hạn đầu tư với mục đích nhận cổ tức bằng tiền mặt hàng năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4 ngân hàng có kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong năm 2023, bao gồm VIB, TPBank, VPBank, và ACB.
Việc các ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay là một tín hiệu mừng cho các cổ đông, khi đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của cổ đông sau nhiều năm chỉ có một lựa chọn duy nhất là nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời, đây cũng là một yếu tố quan trọng củng cố hơn nữa niềm tin của các cổ đông vào triển vọng tăng trưởng trung - dài hạn của các ngân hàng, khi có một số đơn vị đã tự tin thông báo kế hoạch chia cổ tức tiền mặt dài hơi (trong 5 năm liên tiếp).
VPBank nổi lên với chiến lược phát triển 5 năm tiếp theo với định hướng rõ ràng đi kèm hạng mục chia cổ tức tiền mặt trong 5 năm liên tiếp. Chủ tịch HĐQT của ngân hàng, ông Ngô Chí Dũng, đã chia sẻ thông tin này với đông đảo cổ đông tới tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức trong trung tuần tháng 4.
“Trong chiến lược 5 năm phát triển sắp tới, chúng tôi có đưa vào hạng mục chia cổ tức tiền mặt trong 5 năm liên tiếp. Nền tảng vốn hiện tại của chúng tôi đủ để duy trì tăng tưởng cao trong 5 năm tiếp theo, được phép trong phạm vi 30% lợi nhuận hàng năm chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông”, ông Dũng cho biết.
Các ngân hàng lên kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm nay trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 19 ngân hàng niêm yết vẫn được kiểm soát ở mức dưới 1,6%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 127%.
Phân tích sâu hơn vào bối cảnh của các ngân hàng dự định chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023 và thậm chí dài hơi như VPBank, có thể dễ dàng nhận thấy điểm chung của các ngân hàng này chính là sức khỏe tài chính vững mạnh (thể hiện ở tỷ lệ an toàn vốn CAR) và khả năng sinh lời khả quan (thể hiện ở ROE) đứng đầu nhóm ngân hàng tư nhân.
Đối với VPBank, ngân hàng này cho biết đạt CAR gần 15% tại thời điểm cuối năm 2022, trong khi ROE đạt hơn 20%, trong nhóm dẫn đầu hệ thống.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, ban lãnh đạo VPBank đề xuất chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương 7.934 tỷ đồng, thời điểm thực hiện dự kiến vào quý II-III/2023.
Phương án trên được hậu thuẫn không nhỏ từ nền tảng vốn mới được gia cố thêm từ khoản đầu tư từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược SMBC của VPBank, với quy mô lên đến 35.900 tỷ đồng (1,5 tỷ USD).
Lợi thế về vốn cho phép ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng với mức tăng trưởng kép (CAGR) trong 5 năm là 35% và tiếp tục giữ vị thế ngân hàng đa năng với trụ cột chính là bán lẻ, trong đó tỷ trọng bán lẻ trên tổng danh mục tín dụng đạt trên 70%.
Ngoài trụ cột bán lẻ, ngân hàng dự kiến nâng cấp nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và lớn, nhóm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành một trong những trụ cột chính, xác định đây là phân khúc có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cao nhờ khai thác nguồn 200.000 khách hàng là công ty và tập đoàn đa quốc gia của SMBC.
Thêm vào đó, với tư cách cổ đông chiến lược, SMBC có thể sẽ chia sẻ bí quyết về quản trị doanh nghiệp cho VPBank. Đồng thời với uy tín và mạng lưới hoạt động trải rộng, SMBC sẽ giúp VPBank huy động vốn với vị thế tốt hơn trên trường quốc tế.
Bên cạnh kỳ vọng giá trị cổ phiếu tăng theo các diễn biến thị trường và hoạt động doanh nghiệp, một cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn luôn có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư.
Với trường hợp của VPBank, kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt lên đến 30% lợi nhuận thể hiện ngân hàng một mặt vẫn thỏa mãn nguyện vọng của cổ đông, mặt khác vẫn rất chú trọng triển vọng tăng trưởng trong tương lai, khi việc giữ lại hơn 70% lợi nhuận cho mục đích tái đầu tư sẽ tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho cổ đông trong dài hạn. Với chiến lược cổ tức này, ngân hàng cho rằng đầu tư cổ phiếu VPB không chỉ phù hợp với nhà đầu tư giá trị yêu thích “ăn chắc mặc bền” mà còn phù hợp với nhà đầu tư thuộc trường phái tăng trưởng, tầm mắt cao xa.
Từ góc nhìn thị trường, khi mua vào cổ phiếu có cổ tức tốt và thuộc nhóm đầu ngành (VN30), như cổ phiếu VPB, với độ nhạy cao với diễn biến thị trường, khi thị trường hồi phục và bứt phá, nhóm này sẽ hồi phục đầu tiên. Như vậy, nhà đầu tư sẽ được hưởng “lãi kép” từ cổ tức tiền mặt và tăng thị giá cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.