Giải ngân vốn xanh: Doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp khó

Kỳ Thư - Thứ bảy, 26/04/2025 17:00 (GMT+7)

(VNF) - Ở góc độ vĩ mô, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về tăng trưởng xanh nhưng nhìn vào từng dự án cụ thể lại thiếu các tiêu chí đánh giá rõ ràng.

Việt Nam có nhiều điều kiện để huy động tín dụng xanh

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định tài chính xanh trong đó có tín dụng xanh không phải là một vấn đề mới nhưng ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam.

NHNN khẳng định tài chính xanh trong đó có tín dụng xanh không phải là một vấn đề mới nhưng ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam.

Theo Phó Thống đốc, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Tín dụng xanh và thực thi ESG là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, là giải pháp giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) định hướng lại hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, qua đó khẳng định vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp, tín dụng xanh là nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao, cải tiến công nghệ, chuyển đổi sản xuất xanh.

Lãnh đạo NHNN nhận định, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, cơ hội để phát triển, nhờ có các định hướng, quy định rất rõ ràng.

Thứ nhất, Luật Bảo vệ môi trường (2020) và các văn bản hướng dẫn Luật đã quy định về tín dụng xanh, lộ trình phát triển tín dụng xanh, các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển tín dụng xanh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh qua các giai đoạn, các Nghị quyết gần đây của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, cho thấy quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện "chuyển đổi xanh – chuyển đổi số", phát triển nhanh và bền vững để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế 2 con số giai đoạn 2026-2030.

Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều đặt nhiệm vụ, yêu cầu cho ngành ngân hàng phải thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

Thứ ba, trên cơ sở các khung chính sách này, thời gian qua, ngành ngân hàng đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh và đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, ông Tú cũng thừa nhận thực tế các ngân hàng và doanh nghiệp đều gặp không ít khó khăn như: Chưa có Danh mục phân loại xanh quốc gia, quy định chung về ESG để các doanh nghiệp thực hành, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngày càng khắt khe; công cụ thẩm định rủi ro còn hạn chế, thời gian hoàn vốn dài, hiệu quả tài chính chưa rõ ràng...

Đây là một trong thử thách với Việt Nam khi chính sách này được đặt ra đối với tất cả quốc gia. Những "nút thắt" đó đòi hỏi một cách tiếp cận mới – toàn diện hơn, linh hoạt hơn và đồng bộ hơn giữa chính sách – thị trường – hành lang pháp lý.

Về dự án 1 triệu ha ở Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những dự án điển hình cho tín dụng xanh. Nếu như có sự đồng bộ về pháp lý, nhận thức của các doanh nghiệp, ngân hàng, nông dân thì sẽ phát huy hiệu quả nguồn vốn này.

"Nhìn về góc độ vĩ mô chúng ta đã có hành lang pháp lý nhưng nhìn vào từng dự án cụ thể chúng ta cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng. Đây là vấn đề cấp thiết, cần xây dựng cụ thể hơn", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu.

Hoạt động tín dụng xanh còn gặp một số khó khăn

Trong khi đó, theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết: Tính đến 31/12/2024, đã có 48 tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay với dư nợ tín dụng xanh đạt gần 680 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 41%) và nông nghiệp xanh (trên 29%).

Hoạt động tín dụng xanh còn gặp một số khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh bình quân đạt hơn 21,2%/năm trong giai đoạn 2017 - 2024, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế.

Đến nay, dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tăng trên 26% so với cuối năm 2023.

Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động tín dụng xanh còn gặp một số khó khăn như như thể chế, chính sách đầu tư cho tăng trưởng xanh, cơ chế hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Việc huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các lĩnh vực xanh trong nước và thị trường quốc tế còn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế chính trị, vấn đề liên quan đến lãi suất, rủi ro tỷ giá…

Việc đầu tư cho các dự án xanh đòi hỏi nguồn vốn lớn, năng lực thẩm định các yếu tố kỹ thuật môi trường chuyên ngành, do vậy các TCTD sẽ phát sinh thêm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống quản trị phù hợp mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh của nền kinh tế, nâng cao năng lực của cán bộ ngân hàng về ngân hàng xanh, tài chính bền vững.

Nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về lợi ích, tầm quan trọng của thị trường tài chính xanh chưa đồng đều, dẫn đến mức độ quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm huy động, sản phẩm tín dụng tài chính xanh chưa cao, tâm lý e ngại khi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng mới.

Trong thời gian tới, phía NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

"Trong các văn bản chỉ đạo gần đây của Chính phủ, tăng trưởng xanh là một trong những động lực tăng trưởng mới, do đó, việc thúc đẩy các giải pháp nói chung cũng như thúc đẩy tính dụng nói riêng sẽ hỗ trợ các ngành tăng trưởng xanh. Qua đó, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% năm 2025", bà Giang cho hay.

10 năm tiếp cận ngân hàng, DN vẫn không nhận được tín dụng xanh

10 năm tiếp cận ngân hàng, DN vẫn không nhận được tín dụng xanh

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần xem xét có chính sách tín dụng xanh với lãi suất tốt dành cho các doanh nghiệp xanh.
Tín dụng xanh và khách hàng yếu thế: Góc nhìn bền vững của CEO MB

Tín dụng xanh và khách hàng yếu thế: Góc nhìn bền vững của CEO MB

(VNF) - Ông Phạm Như Ánh, CEO của MB cho rằng, trách nhiệm xã hội là một phần trong không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngân hàng bền vững và MB sẽ chọn những việc khó để giúp mình trưởng thành

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

(VNF) - Hoạt động tín dụng xanh hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó việc thiếu danh mục phân loại sẽ khiến hệ thống ngân hàng gặp vướng mắc khi cấp tín dụng xanh.

Ý kiến ( )
Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.

Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu

Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu

(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tín dụng xanh tăng 21%/năm, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhập cuộc

Tín dụng xanh tăng 21%/năm, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhập cuộc

(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính mi

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.