Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hiện Ngân hàng Nhà nước không can thiệp vào trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, nên khoảng cách về lãi suất giữa các ngân hàng có sự chênh lệch lớn. Theo bảng niêm yết lãi suất huy động của các ngân hàng vào đầu tháng 6/2023, với kỳ hạn 6 tháng gửi tại quầy, mức thấp nhất là 5,5%/năm và mức cao nhất là 8,05%/năm, chênh lệch 2,55 điểm phần trăm; còn gửi online có mức thấp nhất là 6%/năm và cao nhất là 8,3%/năm, chênh lệch 2,3 điểm phần trăm.
Với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất huy động thấp nhất tại quầy hiện nay là 5,5%/năm và cao nhất là 8,15%/năm, chênh lệch 2,65 điểm phần trăm; gửi online có mức thấp nhất là 6%/năm và cao nhất là 8,4%/năm, chênh lệch 2,4 điểm phần trăm.
Với kỳ hạn 12 tháng, mức chênh lệch có thấp hơn. Cụ thể với gửi tại quầy, lãi suất thấp nhất là 6,6%/năm và cao nhất là 8,25%/năm, chênh lệch 1,65 điểm phần trăm; với gửi online, lãi suất thấp nhất là 6,7%/năm và cao nhất là 8,5%/năm, chênh lệch 1,8 điểm phần trăm.
Các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ như GPBank, NCB, SeABank, VietA Bank, ABBank, PVcomBank… đang duy trì lãi suất huy động cao nhất thị trường, trong khi các ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank đang có lãi suất huy động thấp nhất thị trường.
“Nhìn biểu lãi suất có thể thấy sự phân hóa giữa các ngân hàng rất rõ rệt. Chênh lệch lãi suất huy động của các ngân hàng như vậy là khá lớn. Những ngân hàng nhỏ, thương hiệu danh tiếng hạn chế, mạng lưới các phòng giao dịch ít, chi phí lớn, thu nợ khó khăn, nên thanh khoản vẫn có vấn đề”, chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim nhận định.
Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng tìm đến để vay vốn, nhưng các ngân hàng nhỏ cũng rất khó vay được nhiều và cũng thường bị các đối tác “chém đẹp” do tín nhiệm không cao. Vì vậy, ngân hàng nhỏ chỉ còn cách ra thị trường dân cư huy động vốn với lãi suất cao.
Trong khi đó, với không ít khách hàng, cùng một khoản tiền, cùng một kỳ hạn, chọn gửi vào ngân hàng có lãi suất cao đương nhiên sẽ có lợi. Vì vậy, khi một số ngân hàng hạ lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên xuống dưới 7%/năm, hiện tượng tất yếu là khách hàng sẽ chờ đến kỳ tất toán để rút hết ra, mang tới gửi ở những ngân hàng có lãi suất cao hơn. Điều này khiến cho mặt bằng lãi suất huy động khó giảm mạnh.
Hiện tượng này không phải đến bây giờ mới xuất hiện, mà đã tồn tại từ cả chục năm về trước. Khi thanh khoản eo hẹp, các ngân hàng nhỏ thường tăng lãi suất huy động để hút tiền, khiến các ngân hàng khác không thể ngồi im, phải tham gia vào “cuộc đua” tăng lãi suất. Đây chính là một điểm yếu cố hữu của các ngân hàng nhỏ nhưng khi gặp tình huống lại kéo cả hệ thống vào cuộc đua nguy hiểm.
Để ngăn chặn tình trạng trên, có thời điểm Ngân hàng Nhà nước đã phải áp dụng chính sách trần lãi suất, tức là ấn định mức lãi suất cao nhất với một số kỳ hạn tiết kiệm, không cho các ngân hàng vượt quá. Tuy nhiên, chính sách này cũng không đem lại mấy tác dụng, bởi các ngân hàng nhỏ có nhiều cách để khuyến mãi, chi thêm các khoản khác mà thực chất là tăng lãi suất cho khách hàng.
Vấn đề quan trọng là khi lãi suất huy động neo cao thì lãi suất cho vay cũng khó giảm mạnh. Hiện nay, các ngân hàng thường tính lãi suất cho vay dựa trên chi phí vốn bình quân đầu vào, cộng biên độ 3,5% - 4%/năm. Với lãi suất huy động cao trên 8%/năm của các ngân hàng nhỏ thì lãi cho vay ra cũng phải trên 11%/năm. Đây là lãi suất khá cao, so với các nước trong khu vực có thể gấp 2 lần.
Cuối tháng 4/2023, một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đã bị Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú, “điểm tên” vì huy động lãi suất cao và cho vay cao. Theo ông Tú, điều này đang ảnh hưởng tới nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của toàn ngành. Khi đó, có ngân hàng đã giải thích, họ huy động vốn chủ yếu trên thị trường dân cư với kỳ hạn dài lãi suất cao, nên lãi suất đầu ra cũng phải ở mức cao, để đảm bảo khả năng hoạt động và quản lý rủi ro.
Khi lãi suất cho vay có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng bị phân hóa. Những doanh nghiệp nhận được khoản vay với lãi suất thấp đương nhiên sẽ có chi phí thấp và có sức cạnh tranh cao hơn, hoạt động tốt hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, sẽ có chi phí cao, làm cho khả năng cạnh tranh giảm và gia tăng rủi ro.
Điều đáng nói là các doanh nghiệp nhỏ thường khó tiếp cận được nguồn vốn rẻ từ những ngân hàng lớn, phải tìm đến những ngân hàng nhỏ. Doanh nghiệp phải chấp nhận lãi suất cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn.
Đại diện một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực cơ khí - điện tại huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết họ không thể tiếp cận được các ngân hàng lớn mà chỉ có thể tìm đến những ngân hàng nhỏ. Vốn vay dài hạn của ngân hàng nhỏ thấp nhất cũng ở mức 9%/năm, nhưng chỉ được ưu đãi nửa năm đầu. Sau khi thả nổi, lãi suất bị đẩy lên khoảng 11% - 12%/năm. Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ ở dưới 10%/năm. Vì vậy, doanh nghiệp dù muốn mà nhiều khi không dám vay vốn, bởi cầm chắc thua lỗ.
Các doanh nghiệp mong muốn lãi suất cho vay duy trì quanh mức 6% - 7%/năm, nhưng điều này khó xảy ra, khi các ngân hàng nhỏ vẫn đang giữ lãi suất huy động cao, khiến cho mặt bằng lãi suất chung chịu ảnh hưởng theo.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ cần nhìn vào bảng lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ nhận ra được ngân hàng nào mạnh, ngân hàng nào yếu. Và khi thực tế này vẫn tồn tại thì mục tiêu giảm lãi suất khó thực hiện. Bản thân các ngân hàng nhỏ cũng khổ sở vì làm gì cũng bị vướng, không tăng lãi suất thì gặp vấn đề thanh khoản, huy động cao thì khó giảm lãi suất cho vay nên tín dụng không đẩy ra được. Hiệu quả hoạt động các ngân hàng nhỏ vì thế bị suy giảm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.