'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục công bố giảm lãi suất cho vay. Đây là diễn biến đáng chú ý trên thị trường lãi suất trong bối cảnh tỉ giá hạ nhiệt, lãi suất huy động vẫn cao nhưng đã bớt căng thẳng.
Đến nay, có khoảng 12 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay với số tiền là 3.312 tỷ đồng. Mức giảm cao nhất lên tới 3,5%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
LienVietPostBank vừa công bố giảm lãi suất vay tới 1%/năm cho khách hàng DN, đặc biệt là các DN xuất khẩu, trong 2 tháng cuối năm. Đợt giảm lãi suất lần này của LienVietPostBank có tổng quy mô lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) giảm lãi suất cho vay lên tới 2 điểm % cho khách hàng cá nhân và DN trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, DN nhỏ và vừa, dự án xanh, sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm; các DN đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm.
Ngân hàng TMCP An Bình công bố chương trình ưu đãi lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh chỉ 5,5%/năm, dành riêng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.
Ngân hàng MB cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu...
Tương tự, VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022-30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và DN nhỏ vay kinh doanh tại VIB.
Trước đó, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giảm đồng loạt lãi suất cho vay tới 1%/năm với các khoản vay bằng đồng Việt Nam cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu. Thời gian đến hết 31/12/2022.
Tại Agribank, 2,2 triệu khách hàng đang vay vốn sẽ được giảm 20% trên mức lãi suất đang vay, tương đương với quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng. Những khoản vay mới trong tháng 12/2022 cũng được giảm tối đa đến 20% tập trung chủ yếu cho nhóm DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
ACB cũng giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng dịp cuối năm. Theo đó, từ 6/12/2022 đến 31/1/2023, khách hàng cá nhân và khách hàng DN đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ACB sẽ được giảm 1%/năm cho lãi vay.
Từ ngày 01/11 đến 31/12/2022, HDBank cũng giảm lãi suất cho vay từ 0,5-3,5%/năm đối với hơn 43.000 khách hàng cá nhân và DN ở các nhóm ngành nghề khác nhau.
Ngân hàng ngoại Shinhan Việt Nam vừa triển khai giảm lãi suất với DN đang có khoản vay tại ngân hàng này. Cụ thể, với gói vay VND, từ ngày 8-31/12, DN được giảm từ 0,9-1,3 điểm %, tùy vào thời hạn vay. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ, Shinhan giảm 0,6 điểm % lãi suất cho kỳ hạn từ 1-6 tháng.
Liên quan việc nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, sẽ tiếp tục giao Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi, vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng.
"Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để khi các ngân hàng giảm lãi suất không chỉ bảo đảm hỗ trợ DN mà còn phải bảo đảm khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng và cả hệ thống" - ông Tú cho hay.
Thêm tín hiệu tăng tín dụng 2023?
Ngày 5/12, NHNN quyết định nới room tín dụng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, mức tăng 1,5-2% room tín dụng tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đây là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các DN, nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là một trong những chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay.
Lãnh đạo NHNN cho biết, việc phân bổ tín dụng ưu tiên những ngân hàng thanh khoản dồi dào và có chính sách giảm lãi suất hiện nay. Bên cạnh đó, NHNN thấy rằng cần thiết hạn chế tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao.
Còn theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, room tín dụng 3,5%-4% trong 3 tuần cuối năm là rất lớn, vì thống kê tháng 12 hàng năm thường chỉ cần từ 2-2,2% room tín dụng. Các ngân hàng hiện nay cũng rất muốn cho vay vì họ phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, càng đọng vốn càng tăng chi phí.
TS.Nguyễn Hữu Huân - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nếu nới room sớm hơn khi tỷ giá vẫn còn căng thẳng thì có thể sẽ ảnh hưởng tỷ giá và lạm phát. Còn việc nới room nếu chậm muộn hơn thì cũng sẽ không kịp hỗ trợ tín dụng cho DN, vì nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh cuối năm là rất lớn.
Một số DN cho rằng việc nhiều NH thương mại giảm lãi suất cho vay là tín hiệu tích cực, đặc biệt sau khi NHNH nới room tín dụng. Việc các ngân hàng có thêm room để cho vay, lãi suất lại giảm, sẽ góp phần giảm chi phí tài chính cho DN.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nới room cũng sẽ chỉ là một trong những giải pháp và dòng vốn cũng sẽ không vì thế mà “ồ ạt” đổ ra nền kinh tế. Bởi lẽ, các ngân hàng khi cho vay cũng sẽ còn cần cân nhắc đến nhiều vấn đề như đối tượng vay, yêu cầu cân đối nguồn tiền của chính các ngân hàng. Đây trước hết là 1 tín hiệu hy vọng về sự thay đổi chính sách tiền tệ 2023.
Về dài hạn, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - cho biết, cần thiết lập, xây dựng một hệ thống giải pháp chính sách phù hợp, mạnh mẽ cho DN. Trong đó, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay DN, người dân cũng như hỗ trợ nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.