Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, VABA đưa ra 4 đề nghị giúp các hãng hàng không cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thứ nhất, VABA đề nghị mở rộng đối tượng/các khoản nợ được cơ cấu lại, cụ thể là áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ phải trả và phát sinh mới trong thời gian dịch bệnh bùng phát (cho cả các khoản giải ngân cả trước và sau ngày 10/6/2020).
Thứ hai, VABA đề nghị kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi; giữ nguyên nhóm nợ; việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 cho đến ngày liền kề sau 3 tháng – 6 tháng kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 (hoặc công bố trạng thái bình thường mới) thay vì giới hạn thời hạn tại 31/12/2021.
Thứ ba, đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp cũng cần có thời gian ổn định, phục hồi sản xuất, cải thiện dần dòng tiền. Do đó, cần kéo dài thời gian cơ cấu lên 18 - 24 tháng hoặc thực hiện theo TT01 là "12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay”.
Thứ tư, VABA kiến nghị bổ sung áp dụng việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giãm lãi đối với dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như bảo lãnh, bao thanh toán… (Xem thêm)
Theo phản ánh, tại Cần Thơ có doanh nghiệp vận tải cung cấp bao bì đóng gói trứng 2 ngày nay không đi vào được dẫn đến thiếu trứng cho thị trường TP. HCM (nhu cầu khoảng 1 triệu quả/ 1 ngày), phương tiện chở vật tư nông nghiệp bị ách tắc dẫn đến thiếu nguyên liệu để sản xuất… trong khi nhu cầu là rất lớn.
Lý giải việc ùn tắc hàng hoá, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nhận định ùn tắc có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là do nhiều phương tiện tập trung về 1 điểm trung chuyển quá đông vào cùng một thời điểm. Nhiều phương tiện đi qua TP. Cần Thơ lại trùng với luồng giao nhận hàng hóa của Cần Thơ. Thứ hai là do thao tác chuyển đổi tài xế, phun khử khuẩn chậm... Một số tài xế từ tỉnh ngoài về Cần Thơ chưa có chỗ nghỉ ngơi…
Trước cách lý giải không hợp lý của Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể gay gắt: "Tôi rất tôn trọng anh nên tôi không cắt ngang khi anh đang nói. Nhưng tôi thấy cách chống dịch của Cần Thơ chưa ổn".
Bộ trưởng nói tiếp: "Anh Hè nêu lý do không thuyết phục. Cần Thơ là thủ phủ miền Tây Nam Bộ, là điểm trung chuyển lớn, những trục quốc lộ quan trọng đều đi qua thành phố mà hiện nay mỗi ngày chỉ khoảng 3.000 - 4.000 phương tiện đi, đến và đi qua thành phố là không lớn, anh nhìn xem, TP. HCM hay Đồng Nai cũng đang ảnh hưởng dịch bệnh như vậy, lưu lượng phương tiện lớn hơn rất nhiều sao họ vẫn tổ chức tốt, vẫn đảm bảo phòng chống dịch.
"Khi báo chí đã nêu, doanh nghiệp người dân bức xúc thì chứng tỏ chính sách, giải pháp của chúng ta chưa thực sự hiệu quả, cho nên các anh phải tính toán lại thật kỹ, rà soát và phải có sự điều chỉnh ngay, để không trái với những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng Lê Văn Thành”. (Xem thêm)
Sau 1 năm thi công, dù huy động nhiều nhân lực, máy móc nhưng cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vẫn bị chậm tiến độ. Suốt 8 tháng qua, covid -19 lây lan trên công trường khiến dự án gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, dự án đang gặp những nút thắt về nguồn vật liệu xây dựng, mặt bằng... Trong năm 2021, dự án mới giải ngân được 1.148,4/2.576,1 tỷ đồng đạt 44,56% kế hoạch.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện trên công trường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết các nhà thầu đã huy động 1.643 cán bộ kỹ thuật, lái máy, 860 xe máy thiết bị, đang triển khai tổng cộng 62/67mũi thi công.
Đến nay, tổng giá trị sản lượng thực hiện hhoảng 843,5 tỷ đồng, đạt 14% so với tổng giá trị xây lắp của dự án (6.065,1 tỷ đồng) và đạt khoảng 94% so với kế hoạch sản lượng đã đăng ký (899,27 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, trong quá trình thi công dự án, giá thép xây dựng và một số vật liệu khác tăng bất thường trong thời gian dài. Trong đó, tình trạng khan hiếm nghiêm trọng nguồn vật liệu đắp nền đường là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức độ thi công của nhà thầu và làm chậm trễ tiến độ dự án.
"Thời gian hoàn thành dự án cần được báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét và điều chỉnh cho phù hợp thực tế khách quan", ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó ban Quản lý dự án 7 nói. (Xem thêm)
Theo Bộ GTVT, dự kiến trong tháng 8/2021, ngành giao thông sẽ giải ngân được 3.486 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết tháng 8/2021 lũy kế giải ngân toàn ngành khoảng 22.800 tỷ đồng (đạt 53% kế hoạch năm).
Cụ thể, nguồn vốn trong nước, lũy kế 8 tháng giải ngân đạt 20.510 tỷ đồng (53,6%); nguồn vốn nước ngoài, giải ngân khoảng 2.283 tỷ đồng (đạt 47,2%). So với mục tiêu ban đầu, Bộ giao thông đang vượt kế hoạch 850 tỷ đồng.
Theo ghi nhận, các nguồn vốn trên tập trung ở các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, các dự án đường sắt, đường bộ cấp bách, tuyến tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, các dự án BT...
Theo kết quản giải ngân cho thấy, tại 11 dự án cao tốc Bắc - Nam, tính đến hết tháng 8/2021 lũy kế giải ngân đạt 8.952/15.307 tỷ đồng (58,5%), cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tính đến hết tháng 8/2021 giải ngân khoảng 995/1.811 tỷ đồng (đạt 54,9%), cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, đến hết tháng 8/2021 Bộ GTVT đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn so với bình quân chung cả nước và cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 (53/48,4 %). (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thống nhất trong triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GTVT đảm bảo tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.
Theo Bộ GTVT, thời gian qua, trên địa bàn một số địa phương còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông đường bộ tại một số chốt kiểm soát dịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố gây khó khăn, vướng mắc đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa hoặc gây bức xúc cho lái xe, doanh nghiệp.
Nguyên nhân là do một số địa phương có quy định còn chưa thống nhất trong triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương.
Trước tình trạng này, Bộ GTVT yêu cầu các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát các văn bản do đã ban hành; thống nhất nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch.
Việc kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa tại chốt kiểm soát dịch thực hiện theo hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ GTVT.
Bộ GTVT nêu rõ, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bạc Liêu là 8 địa phương đang có những quy định gây ảnh hưởng tới lưu thông vận chuyển hàng hóa trên quốc lộ. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.