Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Phó thủ tướng Lê Văn Thành về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty Cổ phần IPP Air Cargo.
Bộ GTVT đánh giá việc cấp phép thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo trong thời điểm hiện tại là phù hợp. Bởi 30 năm qua, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam mới tập trung vận chuyển hành khách mà bỏ ngỏ thị trường hàng hoá cho phía nước ngoài khai thác.
Bộ GTVT cho rằng việc bổ sung IPP Air Cargo sẽ tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế cho hãng hàng không Việt Nam tại thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung.
"Dự kiến sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo sẽ tăng dần trong các năm, với tỉ lệ tăng trưởng bình quân năm dự kiến là 18-20%", văn bản của Bộ GTVT nêu.
Bộ GTVT đánh giá đội tàu bay chở hàng hóa 8 - 10 chiếc trên là phù hợp với các mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên các cơ sở này, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép Bộ cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá cho IPP Air Cargo. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo tờ trình của Bộ GTVT, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là thuộc dự án nhóm A, địa điểm thực hiện dự án tại tỉnh Đồng Nai. Cấp quyết định chủ trương đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền là Bộ GTVT và đơn vị chuẩn bị dự án là Ban Quản lý dự án Thăng Long.
Tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1km. Điểm đầu của dự án giao với Quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 20, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 8.365,651 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 4.962,894 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 595,547 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 1.287,547 tỷ đồng; chi phí lãi vay trong xây dựng (tạm tính) là 647,834 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 871,829 tỷ đồng.
Về tiến độ, tờ trình của Bộ GTVT dự kiến sẽ huẩn bị dự án trong năm 2021 - 2022, lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2022 - 2023. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được thực hiện trong năm 2022 - 2023 và thi công xây dựng công trình từ năm 2023 - 2025. (Xem thêm)
Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) mới đây đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được phê duyệt, liên danh Vingroup – Techcombank cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.
Trước đó, ngày 31/3/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về đề nghị sớm chấp thuận chủ trương hoàn tất bước chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) trong giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thống nhất và đề xuất phương án đầu tư để sớm triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Dự án có điểm đầu tại vị trí giao Quốc lộ 14 với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại ranh giới giữa xã Đắk Sin, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông và xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Đắk Nông. Riêng đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông dự kiến dài 37,7km. Tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến khoảng 26.631 tỷ đồng. (Xem thêm)
Khởi công cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ đồng nối Hải Phòng với Quảng Ninh.
UBND TP. Hải Phòng vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh). Cây cầu này bắc qua sông Đá Bạch, thay thế phà Rừng.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới gần 1.941 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương, ngân sách Hải Phòng và ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, ngân sách trung ương là 1.100 tỷ đồng, Hải Phòng gần 835,5 tỷ đồng và Quảng Ninh 5,5 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng phần cầu trên địa bàn Quảng Ninh).
Cầu Bến Rừng được xây dựng tại vị trí cách phà Rừng hiện tại khoảng 3,7km về phía thượng lưu, phía bên Hải Phòng thuộc xã Gia Đức, Thủy Nguyên, cách cầu sông Chanh khoảng 4,3km và cách QL18 khoảng 6,4km.
Cầu có chiều dài khoảng 1.857m, trong đó cầu chính dầm liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp; vận tốc thiết kế cầu chính 80 km/h. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2024. (Xem thêm)
Chính phủ vừa trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm quốc gia, gồm: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Theo đó, dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km, Chính phủ kiến nghị đầu tư giai đoạn 1 theo quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 44.691 tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2022-2025 khoảng hơn 35.700 tỷ đồng, năm 2026 khoảng hơn 8.900 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối TP. Cần Thơ, tạo thuận lợi nối tới cảng Trần Đề đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương kinh tế của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giảm tải cho cảng biển TP. HCM.
Với dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, theo đề xuất của Chính phủ, dự án có tổng chiều dài gần 54km. Dự án được đề xuất đầu tư công giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, giải phóng mặt bằng 6 - 8 làn xe theo quy mô quy hoạch.
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 17.837 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2022-2025 khoảng 14.270 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 3.567 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài 117,5 km. Điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1 khu vực cảng Nam Vân Phong. Điểm cuối tại nút giao cắt đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột với tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án khoảng 21.935 tỷ đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.