Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Dự luật An toàn Trực tuyến được công bố vào tháng 12/2020, là kết quả của 18 tháng tham vấn, ra đời trong bối cảnh EU chuẩn bị giới thiệu luật mới nghiêm khắc hơn dành cho các "đại gia" công nghệ để buộc các công ty này phải gỡ bỏ những nội dung không phù hợp trên nền tảng của mình.
Theo quy định của dự luật được công bố hồi năm 2020, công ty nào vi phạm sẽ phải thực hiện án phạt tối đa 18 triệu bảng Anh hoặc 10% doanh thu toàn cầu hàng năm tuỳ theo mức vi phạm. Việc xử lý vi phạm do Ofcom, cơ quan phụ trách truyền thông của Anh, thực hiện.
Tuy vậy, ngày 13/12 vừa qua, một số nhà lập pháp lo ngại rằng các đề xuất hiện tại của dự luật chưa đủ chặt chẽ và đề nghị chính phủ thực hiện những thay đổi khác, ví dụ như có thêm nhiều tội danh vi phạm hơn.
Cụ thể, ủy ban chung của nghị viện Vương quốc Anh kêu gọi dự luật có thêm các điều khoản về xử phạt các nội dung bao gồm quảng bá hành vi tự làm hại bản thân trên mạng, nội dung khiêu dâm deepfake (khiêu dâm do AI tạo ra) và nhắm mục tiêu vào những người mắc chứng động kinh bằng những hình ảnh trực tuyến.
Ông Damian Collins, nhà lập pháp và là chủ tịch ủy ban, cho biết: “Chúng ta cần dành thời gian cho việc này. Những gì bất hợp pháp ngoài đời cũng nên có quy định trên mạng”.
Ông Damian nói thêm: “Big Tech đã là vùng đất vô pháp quá lâu. Việc thiếu các quy định trực tuyến đã khiến quá nhiều người dễ bị lạm dụng, lừa đảo, bạo lực và thậm chí trong một số trường hợp có thể mất mạng”.
Bên cạnh việc có thêm các quy định mới chặt chẽ hơn cho dự luật, uỷ ban chung nghị viện Anh còn đề nghị chính phủ nên trao cho Ofcom nhiều quyền hơn để điều tra, kiểm toán và phạt Big Tech, đồng thời nói thêm rằng cơ quan này cũng có thể đặt ra các tiêu chuẩn mà Big Tech sẽ phải tuân theo.
“Kỷ nguyên tự điều chỉnh của các công ty công nghệ lớn đã kết thúc. Các công ty phải chịu trách nhiệm rõ ràng về các dịch vụ mà họ đã tạo ra và thu lợi nhuận, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các quyết định mà họ đưa ra”, ông Collins phát biểu.
Ngoài Ofcom, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường và Văn phòng Ủy viên Thông tin cũng có khả năng phạt tiền và áp dụng các hình phạt đối với các công ty công nghệ.
Ở thời điểm hiện tại, các nền tảng công nghệ lớn trên thế giới như Facebook, Instagram, YouTube, Twitter và TikTok đều đang bị các nhà lập pháp ở nhiều nơi trên thế giới lên án vì để những nội dung độc hại xuất hiện trên nền tảng.
Dù các đại diện Big Tech đã hứa hẹn cố hết sức để loại bỏ các nội dung này, nhưng lời hứa và những biện pháp chưa mấy quyết liệt này dường như không nhận được nhiều sự đồng tình của giới lập pháp, bao gồm cả ở Anh. Chính vì vậy, giới chức Anh đang cố gắng hết sức để kiềm chế “vùng đất vô pháp”, trả lại không gian mạng trong sạch cho người dùng.
Xem thêm >> Dự luật mới của Mỹ ngăn cản Big Tech ‘thiên vị’ sản phẩm của mình
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.