'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giới người giàu tại Mỹ từng ủng hộ hàng loạt chính sách của vị tổng thống. Họ hậu thuẫn cho ông Trump bằng hàng tỷ USD tài trợ. Họ hoan nghênh chính sách cắt giảm thuế doanh nghiệp của chính quyền Trump. Họ hứng khởi khi thị trường chứng khoán tăng vọt.
Nhưng giờ đây, những nhà tài trợ hùng hậu của ông Trump không còn lên tiếng trước tình thế ngày càng mất kiểm soát nữa. Khi sự hỗn loạn bao trùm Nhà Trắng, có rất ít tỷ phú nguyện ý tiếp tục sát cánh với vị tổng thống mà họ đã vung hàng triệu USD quyên góp trong chiến dịch tranh cử trước đó.
Theo Bloomberg, phần lớn tỷ phú từng ủng hộ ông Trump lựa chọn im lặng, thậm chí một số khác lên tiếng phản đối, chỉ trích.
“Tôi xin lỗi, tôi không rảnh lúc này”, nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel trả lời khi được hỏi về vị tổng thống. Thomas Peterffy, người kiểm soát tập đoàn Interactive Brokers Group nói "Không, cám ơn". Tỷ phú Richard LeFrak, ông trùm bất động sản tại New York, cũng từ chối trả lời báo giới khi được hỏi về chủ đề liên quan.
Chỉ một số ít trong khoảng 20 tỷ phú từng tài trợ cho ông Trump được Bloomberg liên hệ để lại phản hồi. Phần lớn đều im lặng. Thậm chí, không tỷ phú nào chấp nhận phỏng vấn công khai.
Im lặng, quay lưng, lên án gay gắt
Theo Bloomberg, giới doanh nhân cực giàu có trên thế giới thường có xu hướng ủng hộ chính trị thông qua đóng góp tài chính hơn là lời nói. Tuy nhiên, sự im lặng lan rộng của các tỷ phú trong thời điểm nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc một cách hỗn loạn như hiện nay đã gây xôn xao dư luận trên toàn cầu.
Nhiều tỷ phú đã lên tiếng chỉ trích và lên án vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội của nhóm người ủng hộ ông Trump hôm 6/1. Vụ việc đã khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát.
Theo Forbes, tỷ phú Micheal Bloomberg - người sở hữu khối tài sản lên tới 54,9 tỷ USD - chỉ trích cuộc bạo loạn là “vết nhơ trong lịch sử đất nước”. Nhiều tỷ phú khác cũng lên án vụ bạo loạn và kêu gọi quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
CEO Facebook Mark Zuckerberg thì chỉ trích việc ông Trump sử dụng mạng xã hội này này "để giải khuây hơn là lên án hành động của nhóm bạo loạn tại Đồi Capitol". Người giàu thứ 5 thế giới lên án ông Trump đang sử dụng khoảng thời gian tại vị còn lại để phá hoại quá trình chuyển giao quyền lực. Bên cạnh đó, Facebook cũng xóa bài đăng và tạm khoá tài khoản của ông Trump trên Facebook và Instagram.
Thậm chí, những người từng ủng hộ ông Trump cũng lên tiếng phản đối bạo lực. Tỷ phú Stephen Schwarzman, nhà sáng lập và CEO của tập đoàn đầu tư Blackstone là một người ủng hộ ông Trump lâu năm. Ông Schwarzman từng phục vụ trong hội đồng cố vấn kinh doanh ngắn hạn của vị tổng thống. Thế nhưng khi nhận xét về cuộc bạo loạn ngày 6/1, vị CEO Blackstones nói: “Cuộc nổi dậy sau lời nhận xét của Tổng thống Trump là điều kinh hoàng và là sự sỉ nhục đối với các giá trị dân chủ mà nước Mỹ yêu quý".
"Tôi bị sốc và bất ngờ trước âm mưu phá hoại Hiến pháp của nhóm người này", vị tỷ phú nói tiếp. Ông cũng bày tỏ cuộc bầu cử đã diễn ra rất minh bạch và cần có sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
"Những gì tồi tệ nhất"
Làn sóng bất bình, lên án vụ bạo loạn lan rộng mạnh mẽ trong giới tài phiệt. Ông Ronald Lauder, Chủ tịch tập đoàn mỹ phẩm Estee Lauder, nói: “Tôi cực kỳ lên án những kẻ côn đồ và tội phạm, những kẻ đại diện của các thành phần tồi tệ nhất xã hội khi âm mưu phá hoại tòa nhà Quốc hội, cùng với những ai đã kích động và tiếp tay cho vụ bạo lực". Ông Ronald từng là một nhà ủng hộ kỳ cựu của Tổng thống Trump và các ứng viên đảng Cộng hòa.
Theo làn sóng lên án, Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia, đại diện bởi Giám đốc điều hành Jay Timmons, đã kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence xem xét viện dẫn Tu chính án thứ 25 để tống cổ vị tổng thống khỏi nhiệm sở trước thời gian chuyển giao quyền lực chính thức vào ngày 20/1 sắp tới.
Ông Harold Hamm, tỷ phú trong ngành dầu mỏ và là bạn của ông Trump, giữ một vị trí trong Hội đồng Quản trị của hiệp hội thương mại. Tuy vậy, ông Hamm cũng lựa chọn im lặng, không phản hồi yêu cầu bình luận của truyền thông.
Hai tỷ phú Richard và Liz Uihlein, chủ sở hữu Uline Inc., cũng im hơi lặng tiếng. Cả hai đã chi hàng chục triệu USD cho các hoạt động chính trị của đảng Cộng hòa trong những năm gần đây. Giám đốc quỹ phòng hộ John Paulson và ông Charles Dolan, người điều hành Madison Square Garden cũng không lên tiếng sau hàng loạt rắc rối và xung đột chính trị đang diễn ra ở nước Mỹ.
Ông Ken Fisher của công ty đầu tư Fisher Investments mô tả các sự kiện ngày 6/1 là "hành vi bệnh hoạn và là một thảm kịch". Tỷ phú Nelson Peltz, nhà đồng sáng lập Trian Fund Management cũng tuyên bố lên án những nỗ lực nhằm đảo ngược kết quả bầu của của ông Trump. Pelts là một tài phiệt hậu thuẫn kỳ cựu của ông Trump và từng tổ chức một cuộc quyên góp cho tổng thống vào năm ngoái.
Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm với CNBC, vị tỷ phú đầu tư thẳng thắn: “Tôi đã bỏ phiếu cho ông ấy (Donald Trump) trong cuộc bầu cử vào tháng 11 vừa qua. Hôm nay tôi xin lỗi vì quyết định đó".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.