Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo Nikkei Asia, khoản đầu tư 8 tỷ USD nói trên sẽ được Samsung sử dụng để mở rộng giai đoạn hai của nhà máy chíp nhớ nằm ở thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là cơ sở sản xuất chíp nhớ ở nước ngoài duy nhất của Samsung. Dự kiến, nhà máy Tây An sẽ được Samsung đưa vào vận hành đầy đủ vào năm 2021.
Nhà máy Tây An chủ yếu cung cấp chíp nhớ NAND cho các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc. Trong năm nay, Huawei cùng các thương hiệu nội địa khác của Trung Quốc đều có doanh số tăng mạnh.
Ngoài ra, Samsung còn nhắm đến Foxconn (Hon Hai Precision Industry) - nhà thầu lắp ráp iPhone hàng đầu cũng đang có một cơ sở sản xuất gần nhà máy ở Tây An của Samsung.
Theo IDC, Samsung đang là quán quân trong lĩnh vực sản xuất chíp nhớ trên toàn cầu. Ông lớn Hàn Quốc này đang nỗ lực nắm bắt nhu cầu tại Trung Quốc, thị trường thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới.
Samsung cũng đang mở rộng các cơ sở sản xuất thiết bị bán dẫn của mình tại khu tổ hợp Pyeongtaek gần Seoul, Hàn Quốc. Hãng cung cấp dữ liệu IC Insight của Mỹ dự báo thị trường chíp nhớ NAND sẽ tăng trưởng 19% trong năm 2020, trong khi đó, nhu cầu với chíp DRAM sẽ tăng 12%.
Hồi tháng 10, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm nhà máy ở Tây An của Samsung, ông nói rằng Trung Quốc chào đón đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong khi đó, Samsung được cho là đang xây dựng mối quan hệ hoà hảo với chính phủ Trung Quốc bằng cách thực hiện các cam kết đầu tư trong lĩnh vực mà Bắc Kinh nỗ lực ứng dụng những công nghệ hàng đầu thế giới.
Trước khi công bố rót 8 tỷ USD vào nhà máy chíp nhớ tại Tây An, Samsung đã đóng cửa hàng loạt nhà máy sản xuất smartphone tại Trung Quốc trong bối cảnh thị phần trên thị trường smartphone Trung Quốc của Samsung đã giảm xuống còn dưới 1% vào năm ngoái, từ mức 19% năm 2013.
Samsung bắt đầu vận hành những nhà máy sản xuất smartphone đầu tiên tại Trung Quốc năm 1992. Trong gần 3 thập kỷ tồn tại, Samsung đã giúp nuôi sống nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc.
Chưa có nhà sản xuất mới nào có ý định lấp vị trí Samsung đột ngột bỏ lại. Ít nhất 60% các doanh nghiệp gần đó phải đóng cửa và tỷ lệ này dự kiến sẽ còn gia tăng.
"Samsung là doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới. Nhà máy ở Huệ Châu của họ xây dựng toàn bộ hệ sinh thái chuỗi cung ứng ở Quảng Đông và các tỉnh lân cận trong 20 năm qua. Ít nhất 100 nhà máy ở Quảng Đông sẽ đóng cửa. Họ không thể hoạt động nếu nhà máy Huệ Châu của Samsung không hoạt động", Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát đương đại, cơ quan giám sát điều kiện làm việc của hàng trăm nhà máy ở Trung Quốc cho biết.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.