Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau nhiều năm “bình yên” của tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã buộc phải can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ với động thái hạ mạnh giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN xuống còn 23.050 VND/USD, tương đương mức giảm lên đến trên 1%.
Sau động thái bán USD với giá thấp hơn giá niêm yết tại các ngân hàng, tỷ giá USD ngân hàng đã hạ nhiệt nhẹ, khoảng từ 10 – 30 VND.
Tại Vietcombank, tỷ giá USD chiều bán ra hiện đang giao dịch ở mức 23.070 VND/USD. Tại VietinBank và Vietcombank, con số này lần lượt là 23.072 VND/USD và 23.070 VND/USD.
Với các ngân hàng tư nhân, tỷ giá USD tại Eximbank đang ở mức 23.080 VND/USD; còn tại Sacombank là 23.100 VND/USD.
Mức chênh giữa tỷ giá USD tại Sở giao dịch NHNN và tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thực ra không lớn, khoảng từ 30 – 70 VND/USD ở thời điểm cao điểm, cho thấy quan điểm can thiệp của NHNN là làm dịu đà tăng chứ không hãm tỷ giá lại.
Can thiệp tỷ giá bằng cách bán USD giá thấp chỉ là biện pháp tạm thời, duy trì không một thời gian để bình ổn đà tăng, qua đó bình ổn tâm lý người dân. Nguồn dự trữ ngoại hối hiện nay dù dồi dào nhưng cũng khó lòng duy trì bán USD giá thấp trong dài hạn.
Thực tế, cần nhìn nhận rằng việc đồng USD tăng giá so với VND có nguyên nhân chủ yếu là do biến động tỷ giá USD trên thị trường thế giới, mà tâm điểm là lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một phần quan trọng đến từ động thái FED tăng lãi suất.
Các chỉ số về tăng trưởng GDP, lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu… vẫn đang trong xu hướng tích cực, hỗ trợ tỷ giá.
Nghĩa là, gốc rễ của việc tỷ giá USD/VND tăng mạnh là từ bên ngoài, không phải xuất phát từ nội tại.
Điều này đồng nghĩa, NHNN chỉ có thể ứng phó theo diễn biến trên thị trường thế giới. Nếu lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dịu xuống, thậm chí Washington D.C và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận chấm dứt tấn công thương mại, đồng USD theo đó giảm giá thì tỷ giá VND/USD sẽ tự giảm dần. Khi ấy, động thái can thiệp tỷ giá bằng bán USD giá thấp sẽ thành công.
Tuy nhiên, nếu căng thẳng leo thang, thậm chí xảy ra chiến tranh thương mại, đồng USD tiếp tục lên giá thì không lâu sau động thái can thiệp trực tiếp trên, NHNN sẽ phải tiến hành thêm các biện pháp khác, chẳng hạn như tăng lãi suất VND hay tiêu cực hơn là áp trần tỷ giá thấp (thông qua điều chỉnh tỷ giá trung tâm).
Vì nguyên nhân tăng giá USD là xuất phát từ bên ngoài nên nhiều khả năng NHNN sẽ chỉ bình ổn đà tăng để tránh phát sinh hiện tượng tăng do tâm lý, tăng do đầu cơ. Về cơ bản, tỷ giá VND/USD vẫn sẽ tăng theo giá thế giới.
Việc giá USD tăng mạnh, một mặt gây lỗ tỷ giá cho các doanh nghiệp có nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD lớn, nhưng mặt khác cũng lại hỗ trợ xuất khẩu, giảm nhập khẩu bởi lúc này giá VND rẻ đi, USD đắt lên. Điều này là trợ lực giúp cán cân xuất nhập khẩu nghiêng về phía xuất khẩu, kéo theo thu về lượng ngoại tệ lớn hơn, giúp NHNN có thêm nguồn lực để bình ổn đà tăng của tỷ giá.
Tựu chung, chính sách tỷ giá hiện tại và tương lai nhiều khả năng sẽ chỉ tập trung vào việc bình ổn tâm lý và hạn chế đầu cơ, với “tôn chỉ” là liên thông một cách có điều tiết giữa giá USD trong nước và giá USD trong nước. Quan trọng là cơ quan quản lý vẫn đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu ngoại tệ chính đáng trong nền kinh tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.