Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giới đầu tư đã có lý do để lo lắng từ cuối tuần khi tình hình dịch bệnh Covid-19 lại tiến triển trong nước. Tuy nhiên nếu chỉ vì lý do này thì mức giảm có thể mạnh, nhưng chưa chắc đến độ VN-Index bốc hơi gần 60 điểm (-6,28%) và cổ phiếu mất thanh khoản. Hai tác động lớn hơn là diễn biến giảm kinh hoàng của giá dầu và các thị trường chứng khoán quốc tế gần như sụp đổ.
Tình hình dịch bệnh tuy có diễn biến mới nhưng cũng không quá nghiêm trọng vì thị trường đã từng trải qua giai đoạn kinh khủng hơn tại Trung Quốc. Thế nhưng giá dầu lại là vấn đề khác và việc tin xấu chồng tin xấu cộng với mức giảm lớn đến ngưỡng giải chấp đã khiến thị trường rơi vào hoảng loạn tối đa.
Giá dầu lao dốc 30% sau khi bùng nổ “cuộc chiến giá” do các thành viên OPEC và Nga không thỏa thuận được cắt giảm sản lượng. Đây là kịch bản xấu nhất mà thị trường có thể chờ đợi, vì khi xảy ra cuộc chiến giá, mỗi quốc gia xuất khẩu dầu sẽ cố hết sức để tranh giành thị phần và đương nhiên là phải giảm giá bán, tăng sản lượng. Thậm chí Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs còn dự đoán giá dầu có thể rơi xuống 20 USD/thùng (hiện khoảng 32 USD/thùng với dầu WTI).
“Cuộc chiến giá dầu” có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Xuất khẩu dầu là nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia, mà mức tín nhiệm quốc tế được đánh giá dựa trên khả năng an toàn tài chính. Các doanh nghiệp trong ngành đặt kế hoạch lợi nhuận dựa trên kịch bản giá dầu cao hơn nhiều. Khả năng vay nợ và trả nợ doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu. Các đại gia dầu khí đều có vai trò lớn trên các thị trường chứng khoán quốc tế và giá cổ phiếu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường chung.
Giá dầu WTI sụt giảm kinh hoàng sau khi OPEC và Nga không đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Chứng khoán châu Âu vừa mở cửa chiều ngày 9/3 đã đồng loạt giảm trên 7%. Các chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ giảm xấp xỉ 5%. Chứng khoán châu Á đầu ngày hôm nay cũng đồng loạt giảm 5%. Kể cả khi chưa có phát hiện ca nhiễm mới trong nước thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có nguy cơ bị tác động. Hai yếu tố cộng hưởng này khiến áp lực bán tháo rất cao.
Tình hình càng xấu đi nhanh hơn khi mức giảm sâu của VN-Index đẩy thị trường vào tình thế rất khó khăn: Ngưỡng hỗ trợ của VN-Index cuối tháng 2 không những bị bẻ gãy mà chỉ số còn xuống thấp hơn cả đáy ngày 4/1/2019. Đây là kịch bản xấu nhất từ góc độ phân tích kỹ thuật và các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu buộc phải hành động, nếu không chính các công ty chứng khoán cũng làm thay.
Nhóm cổ phiếu thời thượng nhất gần đây là ngân hàng hôm nay thậm chí còn giảm sàn nhanh không kém các mã dầu khí. VPB phát pháo đầu tiên vì giá đang “bồng bềnh” ở đỉnh cao 17 tháng. Kế tiếp là STB với giá ở đỉnh 11 tháng. Tất cả các mã ngân hàng còn lại lần lượt giảm hết biên độ và mất thanh khoản. Đây cũng là các mã thu hút được lượng cực lớn các nhà đầu tư giao dịch vì giá tăng rất cao thời gian qua.
VN-Index giảm xuống dưới mốc 860 điểm từ rất sớm và không thể phục hồi được khiến thị trường càng bị bán tháo nhiều hơn từ sau 10h. Số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ và mất thanh khoản ngày càng nhiều. Đến cuối phiên, sàn HSX có 173 cổ phiếu giảm sàn, HNX có 61 cổ phiếu. Nhóm blue-chips VN30 có 23/30 mã giảm sàn trong đó 20 mã “trắng bên mua”.
Mặc dù có thể nghĩ rằng nhà đầu tư đang hoảng loạn quá mức nhưng nếu ở tình thế mắc kẹt và bị giải chấp thì việc bán ra không còn là điều phải cân nhắc nữa vì sớm muộn các công ty chứng khoán cũng bán hộ. Cho đến cuối tuần trước thị trường vẫn chưa có biểu hiện gì là sẽ giảm đột biến như vậy, thậm chí còn đang trong quá trình tạo đáy quanh ngưỡng 880 điểm. Diễn biến hôm nay làm đảo lộn tất cả các kịch bản và việc nhà đầu tư phản ứng nhanh, đồng loạt là điều bình thường.
Một điểm tích cực duy nhất hôm nay là thanh khoản bắt đáy khá lớn. Tổng giá trị giao dịch hai sàn cổ phiếu đạt khoảng 6.500 tỷ đồng và riêng khớp lệnh khoảng 5.080 tỷ đồng. Vẫn có nhiều nhà đầu tư chọn bắt đáy hôm nay dù thanh khoản về chiều đã bị bóp nghẹt.
Thị trường hiện đã bị ảnh hưởng quá nhiều từ bên ngoài nên cơ hội kết thúc bán tháo chỉ có được nếu giá dầu tạo đáy, chứng khoán quốc tế dừng giảm và trong nước khối lượng giải chấp được thực hiện xong.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.