'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hầu như tất cả các phiên đáo hạn phái sinh, thị trường cơ sở đều nhảy giật cục. Hôm nay cũng vậy nhưng không mấy nhà đầu tư ngờ được VN30-Index lại được kéo mạnh như vậy. Đến cuối đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số này ở 803,52 điểm nhưng đóng cửa vọt lên 815,55 điểm, tức là tăng thêm hơn 12 điểm.
Do hôm nay là ngày đáo hạn nên hợp đồng VN30F2005 sẽ sử dụng chỉ số VN30-Index cuối ngày làm giá thanh toán. Khi nhìn thấy chỉ số cơ cơ hội tăng nhiều như vậy, nhà đầu tư giữ vị thế Short đã tranh nhau mua lại, tạo nên sức cầu đột biến vào phút cuối. Hợp đồng này đã đóng cửa giá kịch trần 864 điểm.
Như vậy mức chênh lệch giữa giá thanh toán và giá đóng cửa hợp đồng VN30F2005 tới trên 48 điểm. Ai sẽ là người hưởng lợi và ai sẽ là người thiệt hại?
Bên hưởng lợi là các nhà đầu tư Short trong đợt ATC phiên này. Vì lệnh Short đợt này cũng được thanh toán bằng điểm số của VN30-Index, nghĩa là họ sẽ có lãi hơn 48 điểm cho mỗi hợp đồng. Ngược lại, những nhà đầu tư Long trong đợt ATC sẽ phải đóng vị thế thiệt hại 48 điểm. Nếu không giao dịch trong đợt ATC, các bên sẽ hưởng lợi và thiệt hại ít hơn tùy vào vị thế đang có.
Sự hỗn loạn này cho thấy khả năng thao túng thị trường cơ sở là có thật. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong chỉ số VN30-Index đã diễn biến cực kỳ bất ngờ. Chẳng hạn TCB – cổ phiếu lớn thứ hai trong chỉ số VN30 – đã tăng tới trên 5% chỉ riêng đợt đóng cửa và chốt trên tham chiếu 4,51%. VJC – cổ phiếu lớn thứ 8 trong chỉ số - đã tăng 1,14%. HPG – cổ phiếu lớn thứ 4 – đã tăng 1,15%. VPB – cổ phiếu lớn thứ 5 – tăng 1,23%... Đó là chưa kể các mã rất lớn khác như VNM, VIC, VHM, GAS, SAB cũng đều tăng thêm khá nhiều trong đợt đóng cửa.
Diễn biến trước đó trong phiên giao dịch hoàn toàn khác đợt ATC: Thị trường suy yếu dần do bị chốt lời mạnh và các chỉ số đều lao dốc. Nếu không có diễn biến bất ngờ cuối cùng, thị trường đã trở nên xấu đi nhiều hơn khi thanh khoản rất cao mà đa số cổ phiếu giảm giá và các chỉ số giảm dần. Đợt ATC hôm nay sàn HSX khớp lệnh 502,35 tỷ đồng thì nhóm VN30 đã giao dịch tới 422 tỷ đồng. Điều đó nghĩa là trong phiên, giá trị khớp lệnh hai sàn lên tới trên 5.000 tỷ đồng mà giá vẫn giảm.
VN-Index kết thúc hôm nay về mặt kỹ thuật vẫn là một ngày tăng mạnh thứ 4 liên tiếp. Tuy vậy trong 9,82 điểm có được phiên này, đã có 7,79 điểm là nhờ đợt ATC. Mức điểm lớn này lại liên quan đến ngày đáo hạn phái sinh, nên rất khó để chắc chắn biến động giá cổ phiếu thật sự là do nhà đầu tư muốn mua vào, hay chỉ đơn giản là đảm bảo vị thế trên thị trường phái sinh ở thời điểm đáo hạn. Tính theo chu kỳ giao dịch của hợp đồng tương lai kỳ hạn tháng 5 thì giá đóng cửa của cả hợp đồng lẫn VN30-Index đều ở mức cao nhất, nghĩa là các vị thế Long đã chiến thắng nếu giữ trọn thời gian.
Trong khi giá hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đóng cửa ở mức kịch trần, cao hơn VN30-Index tới 48 điểm thì giá hợp đồng kỳ hạn tháng 6 lại đang thấp hơn gần 30 điểm. Hợp đồng kỳ hạn tháng 9 đang thấp hơn gần 46 điểm. Đây là một tình thế kỳ lạ vì nếu thị trường phái sinh là hiệu quả thì đồng nghĩa với thể hiện kỳ vọng VN30-Index sẽ giảm rất mạnh. Trong khi đó cả VN-Index lẫn VN30-Index đều thể hiện xu hướng tăng rất mạnh trên đồ thị kỹ thuật.
Việc dồn lệnh mua ATC khiến giá cổ phiếu biến động quá mạnh cũng không thể hiện sự hợp lý vì cách thức mua như vậy sẽ gây thiệt hại cho chính mình. Chỉ ở các phiên quỹ ETF tái cơ cấu việc giao dịch bất cần giá mới diễn ra. Phiên hôm nay cũng chỉ số một số cổ phiếu có ảnh hưởng lớn mới được mua mạnh ATC. Vì vậy diễn biến phiên hôm nay là một sự kiện nhiễu, hơn là thể hiện sức mạnh thật sự của thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.