Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
VN-Index giảm sâu nhất khoảng 20 phút đầu phiên chiều và chạm mốc 900 điểm thì nảy lên. Mức giảm sâu nhất 0,39% cũng không phải là tệ khi các chỉ số tương lai Mỹ rớt mạnh.
Đó là những diễn biến trước khi thông tin Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất điều hành bắt đầu được lan truyền. Dù thông tin chính thức ra sau khi kết thúc giao dịch nhưng các thông tin kiểu này rất dễ rò rỉ. Nhịp phục hồi khá mạnh kéo dài tới 2h15 thì dừng lại.
Hôm nay cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 nên hiệu ứng chốt NAV có thể tác động lên thị trường. Các blue-chips hồi khá tốt về cuối phiên, kéo theo một nhịp đi lên của các chỉ số chính. VN-Index lên được 907 điểm trước khi trượt về 905,21 điểm lúc đóng cửa. Mức tăng so với tham chiếu hơn 1 điểm của chỉ số này chỉ đủ hãm đà.
Các cổ phiếu lớn đã không thể kéo được chỉ số mạnh hơn mà chỉ giữ được giá ở mức bình thường. Rất ít trụ tăng, chỉ có VHM tăng 0,27%, BID tăng 0,37%, TCB tăng 0,22%, HPG tăng 0,19% là thuộc Top 10 vốn hóa. Còn lại VIC cuối phiên lại bị ép xuống tham chiếu, VCB giảm 0,59%, VNM giảm 0,27%, SAB giảm 0,92%, GAS giảm 0,28%, CTG giảm 0,19%.
Giao dịch có phần tích cực hơn ở các mã nhỏ. VN-Index đảo chiều đi lên nhờ blue-chips và các mã đầu cơ được kéo lên khá mạnh nhưng cũng không đều. ASM, ASG, PXI, CRE, DRC kịch trần. Phần lớn các mã đầu cơ khác tăng dưới 3% đồng thời thanh khoản cũng sụt giảm.
Áp lực bán của khối ngoại cũng giảm nhiều trong phiên hôm nay. Tổng bán với cổ phiếu ở HSX chỉ còn 499,3 tỷ đồng so với 1.125 tỷ đồng hôm qua. Trong số này mức bán qua khớp lệnh khá thấp (khoảng 350 tỷ đồng). Dù vậy đây cũng là đợt chốt NAV hiếm hoi mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều như vậy. Chỉ từ đầu tuần cổ phiếu HSX đã bị bán ròng gần 1.268,1 tỷ đồng. Tính chung 5 phiên bán ròng liên tiếp với cổ phiếu, tổng giá trị rút đi khoảng 1.554 tỷ đồng.
Tình trạng giảm thanh khoản là chung, kể cả VN30 cũng giao dịch yếu với giá trị khớp chỉ khoảng 2.682 tỷ đồng, thấp nhất kể từ đầu tuần. Tổng giá trị hai sàn cũng giảm 25% so với hôm qua còn riêng khớp lệnh giảm 29%. Giao dịch khớp lệnh trở lại quỹ đạo quanh ngưỡng 6.000 tỷ đồng.
Thanh khoản giảm nhiều, cổ phiếu quay đầu tăng thể hiện áp lực bán có dấu hiệu giảm. Sau một phiên trao tay khổng lồ như hôm qua thì thanh khoản giảm là điều đương nhiên vì một khối lượng cổ phiếu lớn đã được giải phóng. Phải từ ngày mai khối lượng lớn từ đầu tuần mới bắt đầu sẵn sàng giao dịch và thị trường bước qua tháng 10, không còn ảnh hưởng của đợt chốt NAV quý 3.
Đặc biệt là thông tin giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm nay sẽ phản ánh đầy đủ hơn trong phiên giao dịch kế tiếp. Thực tế việc giảm lãi suất này cũng không tạo ra thay đổi gì lớn vì lãi suất cũng đã thấp sẵn, cộng với mức tăng trưởng tín dụng quá hạn hẹp. Lãi suất tiết kiệm rất thấp nhưng tiền huy động vẫn tăng chứ không giảm còn nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu lên mức kỷ lục. Tuy nhiên thị trường chứng khoán rất thích kiểu tin này. Đây có thể là lý do giúp nhà đầu tư trở nên tự tin hơn.
Thị trường trong nước lúc này hầu như không có tin xấu, lại đang hướng tới kết quả kinh doanh quý 3. Yếu tố tác động có chăng chỉ là diễn biến của chứng khoán thế giới đã hết nhịp giảm hay chưa. Với khả năng đi ngược thế giới trong tháng 9 thì có thể coi thị trường đang mạnh. Điều còn lại là thị trường có thật sự phản ứng tốt với các điều kiện thuận lợi hiện tại hay không vì không phải lần nào thị trường cũng tăng khi xuất hiện tin hỗ trợ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.