Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn hôm nay đạt 5.931,4 tỷ đồng, tăng gần 33% so với ngày hôm qua và tăng 23,3% so với bình quân 4 phiên đầu tuần. Thực tế mức giao dịch này cũng đã lập kỷ lục cao nhất trong 5 tuần trở lại đây.
Mức giao dịch khớp lệnh cũng tăng gần 39% so với hôm qua, đạt 4.742,5 tỷ đồng và tăng 30% so với bình quân 4 phiên trước đó. Mức khớp lệnh này cũng cao nhất kể từ ngày 13/3, nghĩa là cũng đạt kỷ lục trong 5 tuần gần nhất.
Cùng với mức đột biến thanh khoản, thị trường ghi nhận một phiên tăng ào ạt trên gần như tất cả các cổ phiếu. Sàn HSX có 284 mã tăng giá và 85 mã giảm giá. VN-Index tăng 8,9 điểm hay 1,14% so với tham chiếu. Như vậy trọn tuần này, chỉ số tăng điểm tất cả các phiên cũng như kéo dài nhịp tăng hiện tại lên 13 phiên mà chưa có điều chỉnh. Tổng nhịp tăng này đã đem lại 127,3 điểm cho chỉ số.
Nhìn lại cả 13 phiên giao dịch nói trên, thanh khoản cao nhất thuộc về hai phiên 6-7/4, cũng là hai phiên được coi là bùng nổ tạo đà. Thị trường sau đó tăng với giá trị giao dịch giảm dần. Khi nhịp tăng mới khởi động một vòng T+3 hoặc T+5, sự nghi ngờ thường tăng lên và các nhà đầu tư bắt đáy lẫn các nhà đầu tư đang mắc kẹt rất dễ thoát ra. Tuy nhiên đà tăng vẫn kéo dài thêm gần chục phiên nữa và đến hôm nay, thanh khoản bắt đầu đột biến lớn.
Đây có thể là tín hiệu của sự mất kiên nhẫn trong nhóm nhà đầu tư đã chốt lời và các nhà đầu tư còn nghi ngờ. Đà tăng hơn 10 phiên mà chưa điều chỉnh ngày nào rõ nét là điều không mấy khi xảy ra. Vì vậy sự sốt ruột sẽ tăng dần lên. Đến khi sự mất kiên nhẫn xuất hiện, nhà đầu tư đổ ào tiền vào mua và xuất hiện một ngày thanh khoản rất lớn.
Lượng tiền này đến từ đâu? Cổ phiếu sàn HSX hôm nay có quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 553,2 tỷ đồng và thêm hơn 10 tỷ đồng đối với chứng chỉ quỹ. Giao dịch mua của khối ngoại đối với sàn HNX là không đáng kể. Như vậy tỷ lệ mua của khối ngoại chỉ khoảng 9,3% tổng giá trị giao dịch. Phần chủ yếu của sự gia tăng thanh khoản hôm nay đến từ các nhà đầu tư trong nước.
Thị trường hôm nay có nhiều yếu tố hỗ trợ để tăng giá, trong đó chủ yếu là diễn biến rất tích cực từ chứng khoán quốc tế khi thông tin về triển vọng thử vắc-xin Covid-19 đẩy các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng trên 3% bất chấp kết quả kinh doanh quý I bê bết. Trong nước thời hạn cách ly sắp kết thúc và thị trường lầm lũi đi lên 12 phiên, lợi nhuận hàng chục phần trăm đối với nhiều cổ phiếu. Điều này tạo sức ép mạnh lên tâm lý người cầm tiền và cảm giác lệch sóng, nhỡ tàu cắn rứt ghê gớm!
Các yếu tố bất lợi sẵn có đã không còn gây chú ý nữa. Kết quả kinh doanh quý I/2020 chắc chắn rất tệ, nhưng bị phủ định bởi suy nghĩ “xấu thì cổ phiếu mới có giá rẻ như vậy”. Xu hướng bán ròng kéo dài của nhà đầu tư nước ngoài cũng được cho là bình thường, vì thị trường vẫn đang tăng giá bất chấp áp lực này.
Thông thường dòng tiền chốt lời, cắt lỗ rút ra khỏi thị trường sớm nhất lại dễ mất kiên nhẫn nhất vì sau khi bán, việc chờ đợi thị trường giảm rất khó chịu nếu điều đó không diễn ra. Đây lại đang là nhịp tăng dài và mạnh hiếm thấy trong lịch sử thị trường. Từ cảm giác thông minh hơn người khác chuyển thành cảm giác “ngốc” hơn thúc đẩy hành động sửa sai. Mặt khác, các đợt bắt đáy đầu tiên luôn mang tính thăm dò với phần vốn nhỏ. Hành động sửa sai thường được tăng quy mô để kiếm lời nhanh hơn, bù lại thời gian đã mất. Thanh khoản trong thời điểm mất kiên nhẫn như vậy cũng luôn đột biến.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.