'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với chu kỳ thanh toán T+3 của thị trường Việt Nam thì ngày nào cũng là “ngày hàng về” của một đợt bắt đáy nào đó. Điểm khác một chút là tuần trước thị trường còn có một vài phiên co giật tạo được nhịp phục hồi khá mạnh về cuối. Việc VN-Index và cổ phiếu không đóng cửa tại mức thấp nhất ngày luôn được các nhà phân tích kỹ thuật đánh giá cao.
Ngoài ra, tuần mà các quỹ ETF bán ròng lớn và thanh khoản tương đối cao (cả tuần giao dịch gần 24,3 ngàn tỷ đồng) nhưng chỉ đến hai phiên cuối tuần mức giảm mới rõ nét: Cả tuần VN-Index giảm 6,1% thì 2 ngày cuối tuần giảm 5,1%. Cũng giống như tuần đầu tiên của tháng 3, thị trường đã tạo cảm giác tạo đáy trong những phiên tuần trước.
Phiên hôm nay thị trường đã không thể bù trừ lại áp lực ETF cuối tuần trước mà thay vào đó là sụt giảm mạnh ngay khi mở cửa. Ảnh hưởng từ thị trường Mỹ chủ yếu là sự kiện Thượng viện không thông qua gói cứu trợ 1.000 tỷ USD, làm các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ lao dốc hơn 4%. VN-Index giảm sớm hơn 2% và đến 10h trở đi bắt đầu “lặn” ngày càng sâu. Hệ quả là lượng hàng bắt đáy ngắn hạn lỗ quá nhiều. Thống kê sơ bộ với VN30 thì tất cả đều lỗ, khoảng một nửa (14 mã) lỗ trên 10% chỉ với T+3.
Thời gian còn lại thị trường “trắng bên mua”. VN30 có 27 mã sàn, ngoài BID và GAS có dư mua sàn, còn lại đều mất thanh khoản. HSX có tổng cộng 193 mã sàn, còn thảm hơn cả phiên rơi 56 điểm ngày 9/3 (173 mã sàn).
Cổ phiếu bị bán sàn hàng loạt không kể thuộc loại nào thường là kết quả của nhu cầu thu về tiền mặt. Trong tình trạng đó không có yếu tố tốt hay xấu, mà là thanh khoản được hay không. Đặt câu hỏi tại sao bán tháo cổ phiếu blue-chips cơ bản tốt là vô nghĩa, vì khả năng chịu đựng của từng tài khoản là khác nhau. Các tổ chức nước ngoài cũng nắm toàn blue-chips tốt, nhưng khi phải bán thì cứ bán và điều đó đã kéo dài hơn 2 tháng nay.
VN-Index đóng cửa đã xuống 666,59 điểm, mức tương đương với đầu năm 2017. Cũng phải gợi nhớ lại là năm 2017 là năm bùng phát của thị trường chứng khoán Việt Nam và tạo đỉnh vào tháng 4/2018. Như vậy thị trường đã mất gấp đôi thời gian để “trả giá” cho hơn 1 năm bùng nổ. Ngưỡng điểm số gần nhất là 600 điểm và cứ với đà rơi hiện tại thì chạm tới trong tuần này không có gì khó.
Mức giảm quá nhanh, quá mạnh hiện tại đã nhiều lần buộc các nhà phân tích kỹ thuật phải thay đổi ngưỡng hỗ trợ mục tiêu. Mỗi phương pháp và mỗi ngưỡng điểm số đều có căn cứ riêng, nhưng việc có đúng hay không, có tác dụng hay không lại do thị trường quyết định. Nếu nhìn theo chu kỳ dài hạn, thị trường đang ở bên sườn điều chỉnh của chu kỳ bull-market từ 2009 đến 2018 với mức tăng từ khoảng 240 điểm tới 1.200 điểm của VN-Index. Vì vậy, các mức điều chỉnh dài hạn cũng không thể căn cứ vào các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn.
Điều vượt ra ngoài các yếu tố phân tích kỹ thuật lúc này chính là nguyên nhân thị trường giảm. Phân tích kỹ thuật thường lấy quá khứ để dự đoán tương lai với giả định là thị trường luôn lặp lại ở mức độ nào đó. Tuy nhiên thị trường hiện tại giảm vì lo ngại dịch bệnh sẽ dẫn tới suy thoái, điều mà chưa bao giờ thị trường phải đối mặt. Không thể lấy dịch Covid-19 để so sánh với các CDO hay bong bóng nhà đất ở Mỹ năm 2008. Động đất, sóng thần hay các dạng thiên tai cũng không giống. Do đó các gói cứu trợ, giải pháp kỹ thuật không thể nào trấn an thị trường được, và tâm lý con người thì không công cụ kỹ thuật nào dự đoán hết được.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.