Góc nhìn chứng khoán: 'Xui xẻo' từ thị trường quốc tế

Song Tử - 04/09/2020 16:28 (GMT+7)

(VNF) - Chứng khoán thế giới đêm qua bất ngờ sập nặng khiến cuộc vui trên thị trường Việt Nam bị “hoãn lại” phiên này.

VNF
VN-Index phục hồi khá tốt trong phiên và mức giảm hầu như còn không đáng kể.

Cơ hội vượt đỉnh của VN-Index đã bị cản trở một chút nhưng mức giảm hôm nay cũng không đáng kể. Thậm chí thị trường đang thể hiện sức mạnh khá tốt.

Hiện tượng chốt lời lớn ở các cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã nhấn chìm tất cả các chỉ số chính giảm từ gần 3% tới gần 5% đêm qua. Trong tình hình mới phát sinh như vậy, nếu hôm nay thị trường Việt Nam sụt giảm mạnh thì cũng là bình thường, vì không chỉ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý từ bên ngoài, mà VN-Index cũng đang đứng ngại tại ngưỡng kháng cự kỹ thuật là đỉnh cao cũ tháng 6.

Thị trường giảm khá mạnh những phút đầu tiên, VN-Index mở cửa mất 0,88% và vài phút sau giảm 1,12%, tạo đáy khoảng 9h30, tương đương hơn 10 điểm. Tuy nhiên sau đó cầu mua vào tăng dần và bắt đầu kéo được chỉ số lẫn giá cổ phiếu lên. Đến cuối phiên sáng mức giảm chỉ còn chưa tới 5 điểm. Với một ngày cả thế giới rực lửa, mức giảm 5 điểm là rất nhẹ.

Đến chiều thị trường còn tốt hơn, bắt đầu lác đác có một số blue-chips quay đầu vượt tham chiếu. Số lượng cổ phiếu tăng giá cũng nhiều hơn. Đến khi VNM, VHM xanh, thị trường đã ổn định hoàn toàn và VN-Index duy trì được trên mốc 900 điểm.

Kết thúc phiên chỉ số này chỉ còn giảm 2,43 điểm, rất nhẹ và thậm chí còn đạt 901,54 điểm. Mức giảm này chỉ như phiên điều chỉnh thông thường. Tuy vậy cũng mới có ít cổ phiếu tăng được, đáng kể như VNM tăng 0,24%, VHM tăng 0,5%, CTG tăng 0,19%, VRE tăng 1,42%, SSI tăng 0,98%, MSN tăng 1,62%.

Số lượng cổ phiếu giảm giá ở sàn HSX vẫn nhiều gấp rưỡi số tăng, tức là khả năng đảo chiều phục hồi ở đa số cổ phiếu chưa đủ để vượt tham chiếu. Tuy nhiên mức giảm cũng không còn lớn: VN30-Index chỉ giảm 0,37%, Midcap giảm 0,01%, Smallcap giảm 0,46%.

Điểm tích cực đáng kể nhất hôm nay chính là sự ổn định và không có giao dịch hoảng loạn nào. Chỉ vài chục phút đầu tiên mức giảm khá mạnh, nhưng sau đó có cầu bắt đáy vào mua để giữ giá. Với diễn biến giảm chung toàn thế giới, VN-Index lại đang gặp khó khăn trong vùng 900-905 điểm mà nhà đầu tư vẫn bắt đáy nhiều như vậy tức là kỳ vọng rất cao. Hôm nay tổng giao dịch vẫn đạt trên 7.300 tỷ đồng cả thỏa thuận là con số lớn. Riêng mức khớp lệnh chỉ giảm 2,8% so với hôm qua, đạt khoảng 6.400 tỷ đồng.

Mặc dù thời điểm đột phá của VN-Index có chậm lại một ngày nhưng sau phiên hôm nay cơ hội thậm chí còn cao thêm. Lý do là thị trường đã thể hiện được sức mạnh tốt trong phiên rung lắc này, một số cổ phiếu dẫn dắt đã phục hồi ấn tượng. Mặt khác thị trường quốc tế có triển vọng ổn định lại trong ngày cuối tuần (thị trường tương lai chứng khoán Mỹ đã phục hồi lúc cuối phiên) thì thị trường trong nước sẽ bình thường trở lại đầu tuần tới.

Diễn biến trên thị trường thế giới bất ngờ trở thành yếu tố có khả năng gây hại đến xu hướng phục hồi hiện tại trong nước. Về cơ bản các thông tin trong nước là ổn định, không có đột biến xấu. Tuy nhiên thị trường thế giới đang tăng với cường độ rất mạnh và nếu đảo chiều giảm mạnh thì tâm lý chung cũng yếu đi. Phiên hôm qua cú sập từ các cổ phiếu công nghệ lớn dẫn dắt của thị trường Mỹ rất bất ngờ về cường độ vì xu hướng tăng đang rất mạnh và rõ ràng. Điều đó cho thấy suy nghĩ của nhà đầu tư có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.

Thị trường Việt Nam cũng vậy, đầu tháng 6 không ai nghĩ rằng thị trường đang trong xu thế phục hồi mạnh như vậy lại có thể đảo chiều ngay lập tức chỉ sau 1 phiên xả cực lớn ngày 11/6 mà không có thông tin tác động cụ thể nào. May mắn là lúc này thị trường vẫn đang ổn định về thanh khoản, tuy rất cao nhưng chưa đột biến. Sự đột biến như vậy trong xu thế tăng mạnh thường là nguy hiểm vì trong khi đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn nắm giữ cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận mà vẫn có khối lượng bán khổng lồ thì chủ yếu là từ nhà đầu tư lớn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.