Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.
Khí đốt tự nhiên là một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và nền kinh tế châu Âu có thể bị ảnh hưởng nếu Nga ngừng xuất khẩu. Rủi ro từ phía nguồn cung phát sinh từ chiến tranh đã gây ra sự biến động cực lớn trên các thị trường hàng hóa toàn cầu, với giá dầu, niken và lúa mì cũng tăng cùng với giá khí tự nhiên trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, thị trường khí đốt tự nhiên gần đây đã trở thành trung tâm sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak và Ngoại trưởng Sergey Viktorovich Lavrov cảnh báo rằng Moscow có thể ngừng xuất khẩu khí đốt sang Đức và phần còn lại của châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1).
Lời cảnh cáo trên được đưa ra nhằm phản ứng với quyết định của Đức vào tháng trước nhằm chặn chứng nhận đường ống dẫn khí Nord Stream 2 gây tranh cãi, cùng với hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế mà các cường quốc phương Tây áp đặt để làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Ngày 8/3 vừa qua, Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi Anh đề nghị sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu vào cuối năm nay. Liên minh châu Âu có kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga nhưng không tỏ ra quá gay gắt, một phần lớn là do khối này vẫn đang phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga.
Khu vực đồng EUR tạo ra khoảng 1/4 năng lượng từ khí đốt tự nhiên, trong khi Nga chiếm khoảng 1/3 lượng nhập khẩu của khối. Theo Goldman Sachs, bất kỳ sự gián đoạn nhập khẩu khí đốt nào nữa có thể gây ra những tác động đáng kể đối với sản lượng và lạm phát của nền kinh tế khu vực này.
Trong một nghiên cứu gần đây, Trưởng nhóm Kinh tế châu Âu của ngân hàng Goldman Sachs - ông Sven Jari Stehn và nhóm của mình đã đưa ra một số kịch bản và đánh giá xem việc Nga ngưng cung cấp khí đốt có thể tác động như thế nào đến nền kinh tế châu Âu.
Kịch bản thứ nhất được xây dựng dựa trên giả thuyết châu Âu không có bất kỳ sự gián đoạn nào ngoại trừ việc Nga cắt giảm dòng khí đốt kể từ tháng 9/2021. Một kịch bản khác trong đó tái hiện viễn cảnh nhập khẩu khí đốt qua Ukraine bị ngừng trong thời gian còn lại của năm 2022. Kịch bản thứ ba, cũng là kịch bản cuối cùng, nghiên cứu tình huống tất cả các đường ống nhập khẩu của Nga sang châu Âu bị ngừng trong suốt năm 2022.
“Bằng cách lập bản đồ các hạn chế về nguồn cung cấp khí đốt vật lý và áp lực giá tăng lên ảnh hưởng đến GVA (tổng giá trị gia tăng) ở khu vực đồng EUR và Vương quốc Anh, chúng tôi ước tính rằng vào năm 2022, giá khí đốt cao có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của khu vực Châu Âu thêm 0,6 điểm phần trăm và Vương quốc Anh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo ban đầu của chúng tôi, nếu tính theo kịch bản đầu tiên”, ông Stehn nói.
Chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cũng cho biết thêm, tác động ở Đức có thể còn lớn hơn (khoảng -0,9 điểm phần trăm) do nước này phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.
“Với kịch bản trong đó Nga ngừng tất cả các hoạt động xuất khẩu khí đốt có thể khiến tăng trưởng GDP của khu vực EU giảm 2,2 điểm phần trăm vào năm 2022 so với dự báo ban đầu của chúng tôi, với những tác động lớn ở Đức (-3,4 điểm phần trăm) và Ý (-2,6 điểm phần trăm)”, ông Stehn nhận định.
Về mặt lạm phát, kịch bản trong đó dòng khí đốt qua Ukraine bị dừng lại sẽ cộng thêm 0,7 điểm phần trăm vào dự báo lạm phát khu vực đồng EUR của Goldman Sachs, tạo ra mức lạm phát cao nhất ở khu vực này vào tháng 12/2022.
Theo ông Stehn, nếu giá khí đốt tăng do các đường ống khí đốt từ Nga ngừng hoạt động, dự báo lạm phát cho khu vực EU có thể tăng 1,3 điểm phần trăm, ảnh hưởng đáng kể tới giá cơ bản trong khu vực.
Không chỉ riêng EU, viễn cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng vọt cũng làm dấy lên lo ngại về một thời kỳ “lạm phát đình trệ”, trong đó nền kinh tế toàn cầu bị bao vây bởi lạm phát cao cùng với tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, nếu như châu Âu phụ thuộc vào khí đốt Nga, thì Nga cũng phụ thuộc vào doanh thu khí đốt từ châu Âu, do các nguồn doanh thu ngày càng thu hẹp của nước này ở những nơi khác. Vì vậy, các chiến lược gia của BCA Research đều cho rằng khả năng Nga ngừng hoàn toàn cung cấp khí đốt cho châu Âu là điều khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Ông Mathieu Savary, giám đốc điều hành BCA Research cho biết: “Mặc dù Moscow đã ký một thỏa thuận mới với Bắc Kinh vào tháng trước để cung cấp cho CNPC của Trung Quốc thêm 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, nhưng đường ống dự kiến để vận chuyển những nguồn cung cấp này sẽ mất từ 2-3 năm để hoàn thành”.
“Trong khi đó, Nga sẽ phải dựa vào doanh số bán hàng của mình cho châu Âu để chu cấp cho các cuộc tấn công quân sự vào Ukraine và đảm bảo sự ổn định trong nước”, ông Savary nhận định.
Tuy nhiên, ông Savary cũng cho rằng lời đe dọa của các quan chức Nga cũng là dấu hiệu cho sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu và sẽ khiến giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng trong thời gian tới.
“Các nhà đầu tư nên duy trì lập trường thận trọng đối với các tài sản rủi ro của châu Âu trong thời gian tới”, CEO BCA Research đưa ra cảnh báo.
Xem thêm >> Mỹ lại giáng đòn chí mạng vào kinh tế Nga, khẳng định ông Putin phải ‘trả giá’
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.