Hà Nội: 366.857 shop TMĐT kê khai thuế, thu gần 10.000 tỷ đồng
(VNF) - Cục thuế TP Hà Nội cho biết tổng số thu từ hoạt động TMĐT trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, trong đó sàn TMĐT 2.500 tỷ đồng, doanh nghiệp 6.700 tỷ đồng, hộ kinh doanh, cá nhân 700 tỷ đồng
“Siết” thu thuế từ shop TMĐT
Cụ thể, theo Cục thuế TP Hà Nội đã định danh được thông tin của 418 doanh nghiệp sở hữu sàn TMĐT, 668 chủ thể kinh doanh sản phẩm nội dung số, 54 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú, chuẩn hoá cơ sở dữ liệu về định danh các chủ thể kinh doanh TMĐT, doanh thu kê khai, số thuế đã nộp, tài khoản ngân hàng… của trên 366.857 shop TMĐT, tương ứng với 197.848 mã số thuế.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội do ngành thuế thực hiện 245.034 tỷ đồng, đạt 64,2% DTPL, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục thuế Thành phố Hà Nội, hiện đơn vị đã phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm, thực hiện tổ chức thí điểm quản lý thuế TMĐT trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, đẩy mạnh truyền thông hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật, bước đầu đã đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, Cục thuế TP Hà Nội đã xây dựng công cụ, rà soát rủi ro hoá đơn dựa trên 9 tiêu chí để nhận diện rủi ro, phục vụ cho công tác kiểm tra tại bàn và công tác thanh kiểm tra tại trụ sở NNT, hướng tới thanh kiểm tra điện tử. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2024, đã hoàn thành 6.687 cuộc thanh tra, kiểm tra với tổng số thuế truy thu và phạt là 1.531 tỷ đồng, giảm khấu từ là 363 tỷ đồng, giảm lỗ 2.296 tỷ đồng.
Từ đầu năm, cục Thuế TP Hà Nội đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Kết quả đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với 4.672 đối tượng với số tiền thuế nợ là 5.901 tỷ đồng, số nợ thu được qua công tác tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là 714 tỷ đồng. Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế cũng như đôn đốc, thu hồi nợ đọng, kết quả số thu hồi nợ đọng trong 6 tháng đầu năm 2024 là 7.646 tỷ đồng, đạt 51,3% chỉ tiêu thu nợ được giao.
Cũng theo Cục Thuế TP Hà Nội, đơn vị đã hoàn thành 99,9% việc rà soát chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân theo đề án 06, 100% các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn hoàn thành việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Đồng thời giao chỉ tiêu đăng ký hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền năm 2024, trọng tâm sẽ là ngành kinh doanh vàng bạc, dịch vụ golf ….cho từng cán bộ, công chức thực hiện.
Gần 50 triệu người Việt mua sắm online
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 41% dân số tương đương với gần 50 triệu người mua sắm online, tỷ lệ này được cho là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong quý I/2024 ghi nhận có tổng cộng hơn 766 triệu đơn hàng được giao thành công tới tay người tiêu dùng, tăng hơn 83 % so với cùng kỳ năm 2023.
Dự kiến trong quý 2 tổng doanh thu trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam sẽ đạt trên 84 nghìn tỷ đồng với hơn 882 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra, tăng gần 14% so với quý 1/2024.
Cũng theo dữ liệu thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam bình quân 16-30% một năm. Dẫn theo số liệu Báo cáo của Google, Temasek & Bain, khoảng 57 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm online năm 2022, chủ yếu tại đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng.
Kinh tế số của Việt Nam tăng ở mức hơn 20% trong vài năm trở lại đây, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Quy mô kinh tế số dự kiến đạt trên 30 tỷ USD năm 2023, và sẽ tăng lên 45 tỷ USD vào 2025. Trong đó, riêng thương mại điện tử có thể đạt 24 tỷ USD vào 2025 và tăng lên 60 tỷ USD vào năm 2030.
Hiện nay, thương mại điện tử đang mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ, đồng thời kỹ năng mua sắm trực tuyến cũng thành thạo hơn, cùng với việc các nhãn hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, người dân hiện có xu hướng chi tiêu mạnh mẽ và mua sắm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Việc này đã tạo ra những thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc làm thế nào để đảm bảo quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất của Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT như sau: năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng (~ 130,57 tỷ USD), với số thuế đã nộp là 83 nghìn tỷ đồng; Năm 2023 doanh thu quản lý là: 3,5 triệu tỷ đồng (~ 146,28 tỷ USD), số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng.
Hà Nội thu hơn 2.500 tỷ tiền thuế từ thương mại điện tử
- Đề xuất đánh thuế VAT đơn hàng dưới 1 triệu nhập qua Shopee, Lazada, TikTok 18/06/2024 09:15
- Kiểm tra toàn diện việc khai, nộp thuế đối với livestream bán hàng 05/06/2024 12:52
- 'Facebook, TikTok... đã nộp 15.600 tỷ tiền thuế thương mại điện tử' 04/06/2024 06:00
Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.