Kiểm tra toàn diện việc khai, nộp thuế đối với livestream bán hàng
(VNF) - Cơ quan thuế sẽ kiểm tra toàn diện việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, livestream bán hàng hóa, dịch vụ.
Ngày 5/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu cục thuế các địa phương rà soát, kiểm tra toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử của các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, trên sàn giao dịch.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia tiếp thị liên kết (affiliate marketing), cung cấp các sản phẩm nội dung thông tin số và nhận thu nhập từ quảng cáo, cung cấp phần mềm cũng nằm trong diện rà soát lần này.
Đặc biệt, lãnh đạo ngành thuế lưu ý với nhóm kiểm tra là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, phát video trực tiếp (livestream) bán hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức bán hàng qua livestream, đặc biệt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, ngày càng phổ biến. Hoạt động này mang lại doanh thu lớn cho người bán và cả người được thuê livestream.
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 4/6, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) đề cập thời gian qua mạng xã hội xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng, thể thu hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mỗi ngày. Đại biểu Nghĩa cho biết đây là con số lớn nhưng còn nhiều tồn tại trong việc quản lý chất lượng và, bảo đảm quyền lợi khách hàng.
Đại biểu Nghĩa đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên rằng, những thông tin quảng bá đó có đúng hay không? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng của các sản phẩm?
Không trả lời thẳng nội dung này nhưng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận thương mại điện tử là lĩnh vực "khó quản". Đây không chỉ trách nhiệm của ngành Công Thương mà là trách nhiệm của rất nhiều ngành như thông tin - truyền thông quản lý hoạt động về mạng, ngành tài chính quản lý về thuế…
Bộ trưởng Công Thương cho rằng vì hoạt động này "biến hóa khôn lường" nên các quy định pháp luật cần tiếp tục rà soát sửa đổi cho phù hợp. Đây là lĩnh vực mới không chỉ với Việt Nam mà nhiều nước đều gặp phải.
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, đây là một nguồn thu nhập chịu thuế. Vì vậy, cá nhân có thu nhập từ 100 triệu đồng một năm trở lên phải kê khai nộp loại thuế này.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế, trong đó bổ sung quy định cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, trên nền tảng số sẽ phải đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế.
Những cá nhân này sẽ áp dụng chung quy định như trường hợp hộ gia đình, cá nhân có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh. Dự thảo này cũng giữ quy định đăng ký thuế với nhà cung cấp ở nước ngoài, gồm tổ chức, cá nhân không có cơ sở, thường trú nhưng kinh doanh thương mại điện tử, dựa trên nền tảng số ở Việt Nam.
Mới đây, trả lời câu hỏi liên quan đến việc quản lý chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng với doanh thu hàng tỷ đồng như thế nào, đại diện Bộ Tài chính khẳng định, khi thực hiện livestream bán hàng trên mạng, tức là hoạt động này đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế.
Ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho hay: "Đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung hay hoạt động livestream bán hàng trên mạng, hiện nay, chúng tôi đang thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế.
Nếu là cá nhân thực hiện hoạt động này sẽ phải chịu thuế đối với thu nhập của bản thân mình điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Đối với trường hợp các hộ kinh doanh gia đình, chúng tôi thực hiện quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý đối với hộ kinh doanh. Nếu hộ khoán thì nằm trong mức khoán thu thuế, nếu hộ có kê khai thì thực hiện theo hoạt động kê khai về thuế".
Năm ngoái, thương mại điện tử ở Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, xếp vào nhóm 5 quốc gia tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Năm 2023, doanh thu quản lý thuế qua kênh thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ đồng (khoảng 146 tỷ USD), với số thuế đã nộp 97.000 tỷ, tăng 14% so với một năm trước đó. Ngành thuế cũng rà soát hơn 31.000 đối tượng, xử lý vi phạm hơn 22.000 trường hợp, số thuế tăng thêm trong lĩnh vực này gần 3.000 tỷ đồng.
Tại thông cáo phát đi ngày 1/6, Bộ Tài chính thừa nhận các hình thức kinh doanh trên thương mại điện tử ngày càng đa dạng.
Để tăng quản lý thuế với lĩnh vực này, ngành thuế đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đề xuất sửa quy định theo hướng yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử cho đặt hàng trực tuyến phải khai, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn.
Theo Bộ Tài chính, giải pháp này sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế, chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho toàn xã hội.
Livestream bán hàng thu trăm tỷ/ngày, thật hay ảo?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp kiểm soát livestream bán hàng hàng gian, hàng giả
"Cá nhân có thu nhập từ livestream bán hàng phải nộp thuế'
- Livestream bán hàng:Quyền Leo thu 100 tỷ, Võ Hà Linh khiến TikTok Shop ‘sập’ 22/05/2024 09:42
- Một phiên livestream bán hàng trăm tỷ: Phải nộp thuế bao nhiêu? 07/05/2024 08:30
- Không học cách livestream bán hàng, DN nguy cơ bị đào thải 14/03/2024 11:26
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.