Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chính vì vậy, việc kiểm soát thị trường, nhất là các điểm nóng là một trong những nội dung trọng tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội khi xây dựng Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019.
Theo Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, trong tháng 10, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã xử lý 2.682 vụ, khởi tố 9 vụ đối với 8 đối tượng.
Trong đó, số vụ liên quan đến hàng cấm, hàng lậu là 146 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ là 90 vụ và gian lận thương mại là 2.446 vụ với tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu lên tới 526 tỷ 719 triệu đồng.
Về phía Công an Hà Nội, trong tháng 10, lực lượng này đã xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm tại các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng)… đã xử lý 179 vụ, phạt hành chính 1 tỷ 809 triệu đồng và truy thu thuế 190 tỷ 589 triệu đồng.
Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường cũng tập trung mạnh vào việc xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp; hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, giả nguồn gốc xuất xứ; rượu, thuốc lá... Kết quả đã phạt hành chính với số tiền 2 tỷ 620 triệu đồng.
Ông Chu Xuân Kiên, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Hà Nội) cho biết trong tháng 10, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng... vẫn còn xảy ra trên địa bàn thành phố.
Trong đó, vi phạm tập trung chủ yếu vào các nhóm mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao như: rượu, thuốc lá điếu, quần áo, đồ thời trang, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng...
"Lợi dụng sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp trong bảo vệ thương hiệu, sản phẩm và không được cập nhật kiến thức, thông tin đầy đủ của người dân về phân biệt hàng thật, hàng giả, các đối tượng đã tìm cách nhập lậu các loại hàng giả mang nhãn mác của Việt Nam hoặc các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người tiêu dùng và uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố," ông Chu Xuân Kiên nói.
Trước thực tế trên, nhằm bình ổn thị trường, ông Chu Xuân Kiên cho biết Ban chỉ đạo 389 Hà Nội đã yêu cầu các lực lượng chức năng triển khai kế hoạch chuyên đề về kiểm tra, đấu tranh chống hành vi buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm và gian lận thương mại cũng như đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp.
Trong đó, ngành thuế đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan trong việc điều tra xác minh các hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện tốt công tác chống thất thu cho ngân sách, chống buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và phối hợp với lực lượng công an kiểm tra xử lý các đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, các đơn vị chây ì nợ đọng thuế kéo dài.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng sẽ xây dựng kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019 nhằm kiểm soát tốt thị trường, bảo vệ doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây đã phát triển ở mức độ tinh vi, phức tạp hơn.
Đáng chú ý, gian lận thương mại giờ đây không chỉ ở một địa bàn cục bộ cấp xã, huyện, tỉnh nữa mà có phạm vi rộng hơn, liên tỉnh, liên vùng. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội, thương mại điện tử... và internet đang trở thành một kênh tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém phẩm chất mà các lực lượng chức năng rất khó phát hiện và xử lý.
Trong khi đó, cách tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo mô hình cũ bị giới hạn và chia cắt theo địa phương đã không còn theo kịp nhu cầu quản lý. Do vậy, việc tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo mô hình tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, bao gồm các Cục ở địa phương trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường sẽ đáp ứng đòi hỏi trong bối cảnh mới.
Bộ trưởng cũng khẳng định mô hình Tổng cục Quản lý thị trường với 63 Cục ở địa phương sẽ giúp cho công tác phối hợp giữa lực lượng quản lý thị trường với các lực lượng khác không bị đứt đoạn.
"Sự đồng bộ này sẽ giúp thống nhất liên thông giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong xử lý đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo hiệu quả trong công tác phối hợp", Bộ trưởng nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.