Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – Võ Trọng Hải vừa ký công văn số 2170/UBND-XD gửi: Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hà Tĩnh về việc soát xét chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Nam Cầu Cày, TP. Hà Tĩnh.
Theo nội dung công văn, sau khi xem xét báo cáo và đề nghi của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh về việc soát xét, làm rõ một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Nam Cầu Cày, xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có ý kiến giao: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan soát xét đường Ngô Quyền kéo dài chuẩn bị được đầu tư kết nối với đường cao tốc thì quy hoạch dự án đô thị mới này có tác động tiêu cực gì; chi tiết kỹ thuật quy hoạch đô thị này có làm phát sinh vướng mắc gì khi đường Ngô Quyền được bổ sung là trục đường chức năng giao thông chính kết nối thành phố với đường cao tốc, tuyến quốc lộ ven biển, khu đô thị ven biển...
Các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, tham mưu phương án xử lý theo quy định, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 16/5/2022.
Được biết, dự án khu đô thị mới phía Nam Cầu Cày được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 ngày 24/2/2020.
Dự án được lập quy hoạch xây dựng trên diện tích 20,5ha thuộc khu vực phía tây nam, xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh; ranh giới được xác định cụ thể: phía đông bắc giáp đường Trần Phú và khu dân cư xóm Tân Phú; phía đông nam giáp khu dân cư xóm Tân Phú và đất nông nghiệp phường Thạch Linh; phía tây bắc giáp hành lang đê Trung Linh; phía tây giáp hành lang đê Trung Linh.
Dự án đầu tư nhằm mục tiêu cụ thể hoá định hướng phát triển của đồ án điều chỉnh quy hoạch TP. Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; hình thành khu đô thị sinh thái phía Nam Cầu Cày có kiến trúc bộ, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với cảnh quan môi trường phía Nam Sông Cày, kết nối thuận lợi với TP. Hà Tĩnh.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.