Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Nhà đầu tư bỏ cọc “tháo chạy”…
Theo ghi nhận thực tế, những ngày gần đây cơn “sốt” đất nền trên địa bàn Hà Tĩnh đã có chiều hướng hạ nhiệt. Các phiên mua bán, chuyển nhượng đất không còn diễn ra rầm rộ như những quý IV/2021 đến đầu quý I/2022.
Anh Trần Văn Lâm một chủ doanh nghiệp thầu xây dựng ở TP. Hà Tĩnh cho biết: "Đầu năm 2020 tôi có đầu tư 4 lô đất nền ở các xã ven thành phố, đợt tháng 3/2022 có khách trả chênh mỗi lô 500 -700 triệu đồng nhưng không bán vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Thời gian gần đây muốn bán nhưng cũng không “ra” được hàng"!
Chị Trần Thị H., một “cò” đất ở TP. Hà Tĩnh thì chia sẻ: Cách đây hơn 1 tháng, tôi đặt cọc mua lô đất ở vùng Nông Trường Thạch Ngọc, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà 2,7 tỷ đồng, qua 20 ngày chờ bán lướt mà không ai hỏi nên tôi phải “bỏ cọc” mất 200 triệu đồng, còn hơn là phải gánh lãi tiền vay ngân hàng 2,5 tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị T., làm việc tại một công ty đấu giá đất ở Hà Tĩnh cho hay, thời gian gần đây số lượng cuộc gọi, tin nhắn đưa đi xem đất giảm rõ rệt, thậm chí nhiều người còn bỏ, rút tiền cọc, không giao dịch. Một số xã trên địa bàn huyện tổ chức đấu giá đất không có người mua hoặc đấu giá đất thành công nhưng lại lo các nhà đầu tư “bỏ cọc”...
Cũng qua tìm hiểu cho thấy, với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, đầu tư bằng vốn tự có thì không bán cắt lỗ, giảm giá trong thời gian này. Tuy nhiên trong trường hợp nhiều người phải vay ngân hàng nhưng đang bị "chôn" vốn tại bất động sản, muốn bán cắt lỗ nhưng cũng rất khó.
Tình trạng bỏ cọc cũng một phần bởi giá khởi điểm đấu giá đất ở một số địa phương quá cao. Cuối tháng 1/2022, UBND huyện Đức Thọ thông báo đấu giá quyền sử dụng đất 9 lô đất tại xã Lâm Trung Thuỷ với mức khởi điểm lô 2 mặt tiền, diện tích 262,21m2 được kêu giá khởi điểm là 4,7 tỷ đồng, 8 lô còn lại, có cùng diện tích 160m2/lô, kêu giá khởi điểm là 3,5 tỷ đồng. Phiên đấu giá diễn ra nhưng không có hồ sơ tham gia vì giá khởi điểm quá cao.
Tại xã Lâm Tân Hương, huyện Thạch Hà và khu dân cư quy hoạch tại TP. Hà Tĩnh một số lô đất giá khởi điểm gần 5 tỷ đồng và tổ chức các phiên đấu giá nhưng người tham gia trả giá cũng rất “nhỏ giọt”….
Mạnh tay “siết” vốn đầu tư bất động sản
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đất nền hạ nhiệt thời gian qua. Trước hết là do các ngân hàng hạn chế tín dụng cho đầu cơ bất động sản. Một số ngân hàng tạm ngưng giải ngân các khoản tín dụng bất động sản dù đã được phê duyệt hồ sơ để rà soát toàn bộ hệ thống, trong khi đó, nhiều địa phương đã tạm dừng giải quyết thủ tục liên quan đến việc chia tách thửa; đồng thời kiểm soát các hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn.
Ngoài ra, nhằm quản lý chặn về hoạt động BĐS, các cơ quan chức năng Hà Tĩnh cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý các sàn giao dịch và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Theo đó, các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn tỉnh sẽ phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS qua sàn và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin cung cấp. Đồng thời, sẽ chấn chỉnh các chủ đầu tư của các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện mở bán nhưng đã chuyển nhượng bán "lúa non" dưới dạng góp vốn.
Cục Thuế Hà Tĩnh sẽ tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu các Chi cục Thuế phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh quản lý nhằm chống thất thu thuế.
Ông Trương Quang Long, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết, thời gian qua Chính phủ và các ban, ngành liên quan chấn chỉnh hạn chế tình trạng “sốt đất”, các cơ quan truyền thông tích cực vào cuộc, nên nhiều người dân không còn tình trạng quay cuồng với đất, nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư bất động sản.
Thời gian tới, Cục Thuế Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác phổ biến chính sách pháp luật thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng BĐS đến toàn thể người dân, doanh nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan quản lý Nhà nước... Nội dung tuyên truyền tập trung nhấn mạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, chế tài xử phạt về thuế, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế. Vận động người nộp thuế khi tham gia giao dịch BĐS thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh và chuyển nhượng; thực hiện khai thuế, nộp thuế theo đúng giá thực tế giao dịch, đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế Hà Tĩnh sẽ phối hợp với các tổ chức hành nghề công chứng, văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án BĐS, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng khi lập hồ sơ pháp lý, công chứng các hợp đồng giao dịch BĐS phải kê khai giá theo đúng giá thực tế chuyển nhượng.
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.