Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
UBND tỉnh Quảng Trị mới đây đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Hacom Holdings đã được tỉnh cho phép khảo sát, tài trợ quy hoạch và nghiên cứu lập đề xuất đầu tư một số dự án.
Hacom Holdings cùng liên danh tư vấn Belt Collins và Newline đã tiến hành lập các hồ sơ ý tưởng, hồ sơ quy hoạch và đến nay, các đơn vị đã tiến hành triển khai thẩm định, phê duyệt quy hoạch các đồ án do Halcom Holdings tài trợ và đã cơ bản hoàn thành.
Cụ thể, đó là đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu kinh tế Đông Nam giai đoạn 2 tại khu kinh tế Đông Nam với quy mô lập điều chỉnh 1.953ha; đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới phía Đông TP. Đông Hà mở rộng (quy mô 319ha).
Cùng với đó là đề xuất kế hoạch thực hiện của nhà đầu tư đối với các dự án khu du lịch sinh thái tại xã Triệu An, Triệu Vân thuộc khu kinh tế Đông Nam (quy mô khoảng 284,2ha) và dự án khu đô thị mới phía Đông TP. Đông Hà.
Sau khi nghe báo cáo, lãnh đạo tỉnh đã giao các đơn vị tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục để triển khai, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings (tiền thân là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội) thành lập vào tháng 9/2005, hiện trụ sở chính tại tòa nhà The Light, đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật là ông Trần Phú Chiến, sinh năm 1976.
Những năm gần đây, để mở rộng phạm vi, hoạt động kinh doanh, Hacom Holdings liên tục tăng vốn điều lệ, từ vài trăm tỷ đồng lên hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Cụ thể, đầu tháng 8/2018, doanh nghiệp bắt đầu nâng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ 336 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng; ba tháng sau đó, vốn điều lệ tăng gấp đôi lên 1.000 tỷ đồng.
Trung tuần tháng 6/2020 và đến cuối tháng 6/2021, Hacom Holdings ghi nhận hai lần bơm vốn kế tiếp lên 2.000 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau gần 3 năm, vốn điều lệ đã tăng gần 10 lần.
Theo giới thiệu, ban đầu, Hacom Holdings là nhà thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng khu đô thị, đường, cầu, nhà máy, đồng thời tư vấn dự án bất động sản, nhà ở và thương mại.
Đến năm 2012, Hacom Holdings mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh với việc đầu tư lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc, đánh dấu bước tiến mới của doanh nghiệp.
Từ năm 2018, Hacom Holdings bắt đầu phát triển địa bàn, lấn sân sang các lĩnh vực mới hơn như năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch, các dự án bất động sản trung và cao cấp tại một số địa phương giàu tiềm năng như Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu. Tiêu biểu trong số dự án đầu tay của Hacom Holdings là Công viên biển Bình Sơn rộng 24,6 ha tại tỉnh Ninh Thuận, với vốn đầu tư 400 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng đang đầu tư xây dựng các dự án quy mô lớn hơn như khu đô thị Đông Bắc tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rộng 60ha với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng; khu đô thị biển Bình Sơn Ocean Park quy mô 52ha, vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng (đều ở tỉnh Ninh Thuận); tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật - TP. Nha Trang tỉnh Khánh Hòa với vốn đầu tư 200 tỷ đồng và dự án đối ứng 13ha vốn 2.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản, để triển khai hàng loạt dự án lớn nhỏ, dễ dàng đoán được với đặc thù ngành Hacom Holdings đã phải chi ra nhiều nghìn tỷ đồng, song chưa thể thu hoạch được ngay, mà cần khoảng thời gian bình quân trên dưới 5 năm để thấy được kết quả.
Dường như đó là nguyên nhân khiến doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trên báo cáo các năm 2016-2020 của Hacom Holdings khá ảm đạm. Số liệu mà VietnamFinance nắm được cho thấy, doanh thu thuần của công ty mẹ tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn, lần lượt đạt 8,4 tỷ đồng, 3,6 tỷ đồng, 960 triệu đồng, 841 triệu đồng và 901 triệu đồng trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, nhờ nguồn thu từ hoạt động khác, lợi nhuận sau trừ thuế của Hacom Holdings vẫn có những năm lạc quan, ví dụ 2018 lãi 9,6 tỷ đồng và 2020 lãi 14,6 tỷ đồng, trong khi 2016 chỉ lãi 226 triệu đồng, thậm chí còn lỗ ròng ở 2017 và 2019 với mức lỗ 777 triệu đồng và 118,9 triệu đồng.
Dù vậy, điểm lưu tâm của Hacom Holdings là dòng tiền kinh doanh chỉ dương duy nhất vào năm 2016, sau đó triền miên 4 năm đều âm lần lượt 27,4 tỷ đồng, 40,7 tỷ đồng, 119,7 tỷ đồng, 115,4 tỷ đồng (2017-2020). Song về cấu trúc tài chính, Hacom Holdings "vắng bóng" nợ phải trả, nguồn lực hoạt động chủ yếu cấu thành từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
"Gà đẻ trứng vàng" của Hacom Holdings là Công ty Cổ phần Xây dựng Hacom Ninh Thuận, đơn vị gần 9 năm tuổi. Doanh nghiệp này đến nay chỉ có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, tuy nhiên mỗi năm đều mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu từ hoạt động xây dựng. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 lần lượt đạt 143,7 tỷ đồng, 199,6 tỷ đồng, 149,4 tỷ đồng, 233,6 tỷ đồng và 92,5 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí và thuế, lợi nhuận của Hacom Ninh Thuận tương ứng các năm là 1,9 tỷ đồng, 7,9 tỷ đồng, 4,6 tỷ đồng, 3,9 tỷ đồng, 877 triệu đồng. Đáng chú ý, trong bối cảnh năm 2020 sụt giảm mạnh cả doanh thu và lợi nhuận, nợ phải trả của doanh nghiệp vẫn vọt tăng từ 72,9 tỷ đồng lên 234,7 tỷ đồng, hầu hết là nợ ngắn hạn.
Một công ty con khác cũng hoạt động ở mảng xây dựng của Hacom Holdings là Công ty Cổ phần Xây dựng Hacom Hà Nội, ra đời ngày 16/2/2017, doanh nghiệp này không giỏi kiếm tiền như Hacom Ninh Thuận nếu xét về doanh thu/quy mô vốn.
Với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, Hacom Hà Nội chỉ đạt 13,5 tỷ đồng doanh thu vào năm 2017, tăng mạnh lên 44,2 tỷ đồng ở năm kế tiếp, trước khi giảm về còn 24,8 tỷ đồng và 23,9 tỷ đồng các năm 2019-2020. Hacom Hà Nội cũng chưa hề có lãi suốt giai đoạn này, các con số lỗ lần lượt là 846 triệu đồng, 5,2 triệu đồng, 119,4 triệu đồng và 698,3 triệu đồng.
Tích cực hơn là mảng năng lượng tái tạo của Hacom Holdings, với chủ lực là Công ty Cổ phần Năng lượng Hacom. Mới ra nhập thị trường từ cuối tháng 4/2018 với vốn sáng lập 230 tỷ đồng, Năng lượng Hacom đã mang về gần 69 tỷ đồng lãi sau thuế, cùng với 184,2 tỷ đồng doanh thu thuần vào năm 2020, tức chỉ sau hai năm hoạt động ngắn ngủi.
Được biết, Hacom Holdings tiến bước vào thị trường năng lượng tái tạo từ năm 2019, bằng việc triển khai dự án nhà máy điện mặt trời Hacom Solar (giai đoạn I) tại Ninh Thuận với công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết chỉ sau 6 tháng triển khai thi công, cuối tháng 10/2019, nhà máy đã được vận hành thương mại với tổng sản lượng dự kiến phát hàng năm trung bình khoảng 75-80 triệu kWh.
Hacom Holdings sau đó tiếp tục triển khai dự án nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn I) tại tỉnh Bạc Liệu với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng, công suất 80 MW, đã chính thức hoạt động vào tháng 10/2021.
Điểm khác biệt của mảng năng lượng là cần vốn lớn và rất lớn, cho nên Năng lượng Hacom sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao so với các đơn vị thành viên còn lại, với khoản nợ vay dài hạn trên 630 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2020), cao hơn đáng kể vốn chủ sở hữu 382,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dòng tiền kinh doanh các năm 2019-2020 âm 608 tỷ đồng và 207 tỷ đồng cũng là vấn đề ban lãnh đạo Hacom Holdings cần lưu tâm đối với lĩnh vực được xác định mang tính chiến lược, phát triển dài hạn của doanh nghiệp trong giai đoạn kế tiếp.
Ngoài các pháp nhân kể trên, nhóm doanh nghiệp nhà Hacom còn có Công ty Cổ phần Khách sạn Hacom, Công ty Cổ phần Thành Đông Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Hacomland Ninh Thuận... |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.