Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch sau kỳ nghỉ lễ với 2 phiên tăng và sau đó là 2 phiên giảm đối với chỉ số VN-Index. Chốt tuần, VN-Index tăng 17,43 điểm, tương đương tăng 1,4%.
Thống kê cho thấy trên sàn HoSE ghi nhận khoảng 16 cổ phiếu tăng từ 10% trở lên. Gây chú ý đặc biệt là cổ phiếu PTL của Công ty Victory Capital khi ghi nhận tới 4 phiên tăng kịch trần liên tiếp, đưa giá cổ phiếu tăng tổng cộng 30,6%. Tiền thân của Victory Capital là Petroland, một doanh nghiệp "họ dầu khí".
Trước đó, hồi tháng 6/2023, Victory Capital đã thông qua nghị quyết về việc phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.100 tỷ đồng. Đáng chú ý ở thời điểm đó, giá cổ phiếu PTL chỉ khoảng 4.200 đồng/cổ phiếu, tức là chưa bằng một nửa giá chào bán. Sau thời gian dài "im ắng", với việc liên tiếp tăng kịch trần trong tuần qua, thị giá PTL đã lên mức 5.510 đồng/cổ phiếu.
Với số tiền huy động được, Victory Capital dự kiến sẽ góp thêm 700 tỷ đồng vào công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Tiến Phát Đạt, nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng, bên cạnh đó, góp thêm 250 tỷ đồng vào công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Phúc Khang Gia, tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Mục đích đều đầu tư mở rộng quỹ đất, thời gian góp vốn dự kiến trong nửa cuối năm nay. Còn lại 50 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn lưu động.
Danh sách nhà đầu tư tham gia mua trong đợt phát hành riêng lẻ gồm 5 người. Trong đó, duy nhất bà Trần Thị Hường đang nắm giữ cổ phiếu PTL trước đợt chào bán riêng lẻ. Còn lại, Công ty Cổ phần Grand House, Công ty Cổ phần KoKo Capital, ông Lê Thế Tình và ông Trần Ngọc Minh Trí đều chưa sở hữu cổ phiếu PTL nào.
Grand House và KoKo Capital dự kiến sẽ là cổ đông chiến lược của Victory Capital, nắm giữ lần lượt 15% và 10% cổ phần. Trong khi đó, 2 cá nhân là ông Lê Thế Tình và ông Trần Ngọc Minh Trí sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, dự kiến sở hữu lần lượt 12,38% và 11,25% vốn tại doanh nghiệp này.
Một cổ phiếu "gốc dầu khí" khác cũng tăng rất mạnh trong tuần qua là PSH của Công ty Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu. Cổ phiếu này đã tăng tới 20,4% trong tuần qua, trong đó có 3 phiên tăng kịch trần.
Diễn biến này trái ngược với thông tin tiêu cực về việc doanh nghiệp này gia hạn thanh toán lãi trái phiếu được công bố ngay trong tuần qua. Cụ thể, lô trái phiếu PSHH2224003 có giá trị 400 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn là 7/6/2024, lãi suất năm thứ nhất là 10%, năm thứ hai là 10,2% và kỳ hạn trả lãi là 3 tháng/lần. Tuy nhiên, do chưa thu xếp đầy đủ nguồn thanh toán, PSH gia hạn thời gian thanh toán lãi trái phiếu từ ngày 7/9/2023 sang ngày 16/9/2023 với tổng số tiền lãi là gần 9,8 tỷ đồng.
Trong năm 2022, PSH đã huy động tổng cộng 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành tới 3 lô trái phiếu có mã PSHH224001, PSHH224002, PSHH224003.
Ngoài 2 cổ phiếu "gốc dầu khí" trên, các cổ phiếu ngành bất động sản - xây dựng, chứng khoán, thép tiếp tục trong danh sách những mã tăng trưởng 2 chữ số trong 1 tuần. Chẳng hạn như FTS tăng 16,6%, TDH tăng 14,1%, NKG tăng 13,2%, PC1 tăng 12,9%, QCG tăng 12,8%, DC4 tăng 12%, TNT tăng 10,9%, AGG tăng 10%, HSG tăng 10%. Ngoài ra, một cổ phiếu bất động sản khác là TN1 cũng tăng rất mạnh 22%, nhưng khối lượng giao dịch khá hạn chế.
Một số cổ phiếu thuộc ngành khác cũng tăng mạnh gồm: DHC tăng 12,2%, QBS tăng 11,6%, EVF tăng 10,6%. Bên cạnh đó, TTE tăng 16,8% nhưng khối lượng giao dịch rất thấp.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.