'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo New York Times, hai máy bay chiến đấu F-7 một chỗ ngồi của không quân Myanmar dường như đã đâm vào một tháp truyền hình vào sáng 16/10. Một máy bay rơi xuống cánh đồng trong khi máy bay còn lại lao xuống một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Magway, miền trung Myanmar.
Vị trí hai máy bay rơi cách nhau khoảng 16km. Giới chức quốc phòng Myanmar xác định nguyên nhân khiến hai máy bay gặp nạn là do sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế.
Giới chức Myanmar cho biết cả hai máy bay đều vỡ vụn sau khi rơi xuống đất. Hai phi công đều thiệt mạng, trong đó một phi công không kịp bung dù, còn phi công thứ hai bung dù thành công nhưng thiệt mạng khi tiếp đất. Danh tính của hai phi công được xác định là hai đại úy ngoài 30 tuổi và thi thể của hai người được tìm thấy lẫn trong đống đổ nát.
Ngoài 2 phi công điều khiển 2 chiếc F-7, vụ tai nạn còn cướp đi sinh mạng của một nạn nhân 11 tuổi khi mảnh vỡ từ máy bay rơi văng trúng người bé gái này trong lúc em đang ngồi học ở nhà. Ngoài ra, một bé trai 10 tuổi khác cũng bị thương do mảnh vỡ của máy bay rơi trúng.
Hai vụ tai nạn máy bay liên tiếp này là những thảm họa hàng không mới nhất của Myanmar. Quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến hàng loạt vụ tai nạn chết người trong vài năm gần đây.
Hồi tháng 4, một máy bay chiến đấu F-7 khác cũng rơi trong quá trình bay huấn luyện khiến một phi công thiệt mạng. Nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn này được xác định là do “lỗi kỹ thuật”.
Năm ngoái, một máy bay Shaanxi Y8 do Trung Quốc sản xuất chở các quân nhân và gia đình của họ đã lao xuống biển Andaman sau khi cất cánh. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 122 người, trong đó có 15 trẻ em.
F-7 là máy bay chiến đấu từ thời Chiến tranh Lạnh. Đây được cho phiên bản do Trung Quốc chế tạo từ nguyên mẫu máy bay MiG-21 của Liên Xô. F-7 là dòng máy bay chiến đấu có giá phải chăng và được Trung Quốc xuất khẩu rộng rãi.
Myanmar đã mua khoảng 60 máy bay chiến đấu F-7 của Trung Quốc vào đầu thập niên 1990. Ngoài Myanmar, một số quốc gia châu Á khác như Pakistan, Iran, Sudan và Triều Tiên cũng đặt mua các máy bay chiến đấu này.
“Từ những vụ rơi máy bay thường xuyên có thể thấy rằng, chúng ta đang gặp một số vấn đề với các máy bay của Trung Quốc. Nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc ở Myanmar không hoạt động tích cực do một số bị lỗi thời còn một số khác cần phải được đại tu”, U Ye Myo Hein, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính trị Tagaung ở Yangon, Myanmar, nhận định.
Hồi tháng 8, Thống Tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, đã tới dự một triển lãm quân sự ở Moscow và ký các hợp đồng mua vũ khí cũng như thiết bị quân sự mới.
“Kể từ đầu thập niên 2000, quân đội Myanmar không còn hài lòng với Trung Quốc, do vậy họ tìm cách đa dạng hóa (vũ khí) và chuyển sang mua của Nga”, ông Ye Myo Hein nói.
Xem thêm >> Nói bị đối xử thiếu công bằng, Nga cân nhắc việc rút khỏi Hội đồng châu Âu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.