Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, dự thảo bổ sung khoản 7 Điều 120 như sau: "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định".
Quy định này được xem là cơ sở pháp lý mở đường cho trường hợp duy trì niêm yết đặc biệt là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN).
Sau khi công bố báo cáo tài chính năm 2022 được kiểm toán và tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã được HoSE đưa ra khỏi diện cảnh báo. Tuy nhiên, cổ phiếu HVN vẫn đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết khi vi phạm 3 điều kiện: Thua lỗ 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Mặc dù đứng trước nguy cơ huỷ niêm yết trên sàn HoSE nhưng trong chia sẻ gần đây, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết việc âm vốn chủ sở hữu và thua lỗ 3 năm liên tiếp là tình huống đặc biệt khi ảnh hưởng bởi đại dịch. Doanh nghiệp này tin rằng cơ quan nhà nước sẽ nghiên cứu và đánh giá yếu tố này thận trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục niêm yết trên HoSE.
Bên cạnh đề nghị nới quy định huỷ niêm yết bằng việc bổ sung "trường hợp đặc biệt", dự thảo cũng đề nghị sửa đổi khoản 13 điều 310 nhằm nâng thời hạn tối đa bắt buộc triển khai thực hiện hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) từ 3 năm lên thành 5 năm.
Theo quy định tại điều 150 của Nghị định 155/2020, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán thực hiện theo cơ chế CCP. Cụ thể, áp dụng CCP đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán, ngoại trừ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ.
CCP là cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện, trong đó Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch.
Nghị định 155/2020 có hiệu lực từ 01/01/2021. Tại thời điểm đó, mô hình CCP chưa thể được triển khai nên Nghị định đưa ra điều khoản chuyển tiếp nêu rõ cách thức hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ tiếp tục được thực hiện theo Luật Chứng khoán cũ (Luật 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010), thời hạn tối đa trong 3 năm.
Thời hạn 3 năm này kết thúc vào ngày 01/01/2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2024, mô hình CCP tính tới hiện tại vẫn chưa được triển khai.
Được biết hiện nay, mặc dù cơ chế CCP đã sẵn sàng triển khai nhưng lại đang phụ thuộc vào việc triển khai hệ thống KRX vốn vẫn đang "tắc". Mô hình CCP triển khai kỳ vọng sẽ nâng sức mua của nhà đầu tư lên đáng kể khi thay đổi tỷ lệ ký quỹ trước khi mua, thay vì phải có đủ 100% tiền ký quỹ trước khi mua, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ (dự kiến khoảng 10-20%).
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.