Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhìn lại năm 2022 vừa qua, kinh tế toàn cầu chứng kiến nhiều biến động như lạm phát leo thang, cuộc khủng hoảng năng lượng căng thẳng, giá nguyên vật liệu tăng cao, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy kéo dài…
Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ những biến động trên với những diễn biến khó lường trên các thị trường.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã phải điều hành chính sách chặt chẽ và thận trọng hơn nữa. Tăng trưởng tín dụng thắt chặt tại một số thời điểm; lãi suất điều hành có các đợt tăng khá mạnh.
Cùng đó, thị trường vốn có những đứt gãy dồn đẩy thêm cuộc đua lãi suất huy động, dẫn tới hệ lụy lãi suất cho vay tăng theo. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nỗ lực ổn định vĩ mô, hỗ trợ phát triển nền kinh tế.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) là một trong số ít ngân hàng không những vững vàng vượt qua “sóng gió” năm qua mà còn tạo lập được nhiều kỷ lục trong kinh doanh, cũng như đóng góp lớn cho những mục tiêu chung của đất nước.
Trong năm 2022 đầy biến động vừa qua, HDBank đã có những kết quả ấn tượng: hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo lập được niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư, xếp hạng tín nhiệm B1 được duy trì cùng nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín.
Đặc biệt, 2022 cũng là năm ghi dấu ấn của hệ thống ngân hàng với hoạt động tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. 4 thành viên gồm Vietcombank, MB, HDBank và VPBank đã có kế hoạch thực thi nhiệm vụ trọng yếu, nhận chuyển giao tổ chức tín dụng là ngân hàng yếu kém.
Trên thực tế, những ngân hàng được chọn lựa tham gia nhiệm vụ này trước hết phải đảm bảo về sức mạnh tài chính, năng lực và kinh nghiệm, tiềm năng phát triển và được tín nhiệm cao.
Trước khi nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém lần này, HDBank đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong hoạt động M&A: sáp nhập Đại Á Bank, mua lại Công ty tài chính Societe Viet Finance - SGVF (công ty 100% vốn nước ngoài, tiền thân của Công ty Tài chính TNHH HD SAISON ngày nay). Cùng đó, sức mạnh tài chính, an toàn và hiệu quả hoạt động tiếp tục được khẳng định.
Cụ thể, với kết quả đạt được năm 2022, năm bản lề ghi dấu ấn 10 năm đổi mới, tổng tài sản HDBank đã vượt trên 416.000 tỷ đồng, gấp 7,8 lần; tiền gửi khách hàng đạt gần 260.000 tỷ đồng, gấp 6,9 lần và vốn chủ sở hữu đạt gần 39 triệu tỷ, gấp 7,2 lần năm 2012.
Lợi nhuận trước thuế HDBank năm qua đạt trên 10.268 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay và gấp 24 lần thời điểm 10 năm trước. Dư nợ đạt hơn 268.000 tỷ đồng, tăng trên 25,6% và phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN giao.
HDBank chia sẻ ngân hàng đã ghi dấu ấn nhờ trở thành một trong số ít ngân hàng trả cổ tức với tỷ lệ cao và đều đặn trong nhiều năm liên tục. Bên cạnh đó, doanh số kinh doanh bảo hiểm của HDBank cao gấp 2 lần cùng kỳ và thuộc top ngân hàng dẫn đầu.
Số lượng thẻ tín dụng kích hoạt gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước, giá trị giao dịch thẻ tăng gấp gần 3 lần, số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số (ebanking) tăng 208%, số lượng giao dịch tăng 97% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, hiệu quả từ quá trình chuyển đổi số đã thể hiện mạnh mẽ ở số lượng và giá trị giao dịch qua các kênh số tại HDBank năm qua tăng trưởng theo cấp số nhân; cũng như hiệu quả vận hành tiếp tục được tối ưu với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) nối dài xu hướng hiệu chỉnh.
Các chỉ tiêu quan trọng minh chứng cho hiệu quả hoạt động của HDBank tiếp tục khẳng định vị thế ở top đầu như ROE đạt 25,2% và ROA đạt 2,2%.
Đáng chú ý, qua năm 2022, HDBank cho biết đang sở hữu những dư địa lớn cho tăng trưởng, khi hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ 15,9%, thấp hơn nhiều so với giới hạn 37% NHNN quy định. Cùng đó, hệ số an toàn vốn (CAR, theo chuẩn Basel II) đạt 15,3%, thuộc top ngân hàng cao nhất và có điều kiện sử dụng vốn thuận lợi cho các mục tiêu tăng trưởng.
Mới đây tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục dành cho HDBank mức xếp hạng B1 cùng nhận định tích cực về chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao và dự trữ thanh khoản dồi dào.
Chủ tịch HĐQT HDBank Kim Byoungho đánh giá: “Kết quả kinh doanh năm 2022 như một món quà các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới được cổ đông tin tưởng bầu chọn dành tặng cổ đông. Đồng thời kết quả này cho thấy sứ mệnh và trọng trách của HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã được cổ đông phê duyệt”.
Đến ngày 31/12/2022, HDBank có 347 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 24,5 nghìn điểm giao dịch tài chính tiêu dùng và trên 16.000 cán bộ nhân viên phục vụ trên 14 triệu khách hàng. Bên cạnh đó, HDBank có hệ sinh thái khách hàng rộng lớn và tiềm năng bao gồm khách hàng của HDBank, Vietjet Air và HD SAISON.
Có thể nói, các hoạt động phong phú, đa dạng, nhiều tầng nấc của HDBank luôn hướng đến một tâm điểm, đó là tạo lập niềm tin sâu sắc nơi khách hàng và phục vụ họ tận tâm, tận tụy. Cụm từ “mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, người lao động, cổ đông và cộng đồng xã hội” đã trở thành mục tiêu tối thượng của mỗi ngân hàng nếu muốn phát triển lâu dài và bền vững.
Để duy trì sự ổn định và thành công, bên cạnh kim chỉ nam hoạt động an toàn, hiệu quả, HDBank cho hay cũng đặt ra cho mình những trách nhiệm cụ thể hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững”.
Điển hình như trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển Kinh tế Xanh và tăng trưởng bền vững của Việt Nam, HDBank cho biết đã tiên phong “xanh hóa” dòng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo cùng phương án sản xuất thân thiện với môi trường.
Theo đó, từ năm 2018, HDBank đã bắt đầu triển khai tài trợ cho các dự án xanh tại Việt Nam. Đến nay, HDBank đã giải ngân đến hơn 13.000 tỷ đồng vào các dự án tài trợ xanh, với nguồn vốn được cộng hưởng mạnh mẽ từ nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới.
Đầu tháng 11/2021, HDBank và DEG (định chế Tài chính Phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thu xếp nguồn vốn trị giá từ 200 - 300 triệu USD.
Đồng thời HDBank và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) cũng đã ký thỏa thuận hợp tác tài trợ tín dụng dài hạn trị giá 100 triệu USD.
Các thỏa thuận đặt trên nền tảng hợp tác vì sự phát triển bền vững, tạo dựng các giá trị lâu dài cho nền kinh tế cũng như cộng đồng, xã hội, trong đó, HDBank đóng vai trò là ngân hàng phục vụ và giải ngân bao gồm cả các dự án phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Tháng 12/2021, HDBank và International Finance Corporation (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới, đã ký kết cung cấp khoản vay 70 triệu USD để gia tăng nguồn vốn đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Sang năm 2023, HDBank chia sẻ tiếp tục kiên định với định hướng “Phát triển bền vững, tiên phong dẫn đầu”. Ngân hàng sẽ nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và hướng tới áp dụng chuẩn mực quốc tế tốt nhất.
Một trong những nỗ lực đã và đang được ngân hàng tiên phong áp dụng là tuân thủ đầy đủ Basel III. Đây là mục tiêu quan trọng sẽ được HDBank ưu tiên hoàn thành.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.