Hết thời 'làm mưa làm gió', điện thoại di động Trung Quốc 'thất thế' tại Ấn Độ

Minh Ý - 21/09/2023 15:20 (GMT+7)

(VNF) - Sau một thời gian tăng trưởng với tốc độ "chóng mặt" và chiếm thị phần lớn tại thị trường Ấn Độ, các sản phẩm điện thoại di động của Trung Quốc đang dần đánh mất lợi thế và tụt lại phía sau đối thủ Samsung tới từ Hàn Quốc.

VNF
Ảnh minh hoạ.

"Làm mưa làm gió" tại thị trường Ấn Độ

Kể từ khi Ấn Độ đề xuất kế hoạch “Made in Ấn Độ” vào năm 2014, các công ty điện thoại di động Trung Quốc là một trong những bên phản ứng tích cực nhất.

Ngay tháng 10/2014, Xiaomi Ấn Độ đã đăng ký hoạt động. Cùng năm, OPPO và vivo tìm cách xâm nhập thị trường và cạnh tranh trực diện với Samsung; trong khi Xiaomi và OnePlus giành lấy thị phần thương mại điện tử. Đến hiện tại, hàng chục công ty Trung Quốc đã bước vào năm thứ 10 hoạt động tại thị trường Nam Á.

Tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ có dân số trẻ đông đảo. Tuy nhiên nước này có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh thấp hơn Trung Quốc. Điều này đã thu hút các công ty điện thoại di động hàng đầu của Trung Quốc thành lập nhà máy ở Ấn Độ, với sản lượng hàng năm từng vượt quá 200 triệu chiếc.

Tháng 9/2019, Xiaomi thông báo rằng kể từ khi bắt đầu hoạt động ở Ấn Độ, hãng đã bán được hơn 100 triệu điện thoại thông minh tại thị trường nước ngoài quan trọng nhất này. Vào thời điểm đó, điện thoại di động Xiaomi đứng đầu về doanh số bán hàng ở Ấn Độ trong 8 quý liên tiếp.

Theo "Báo cáo phát triển năm 2021 của các doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ ở Ấn Độ", đến năm 2021, các công ty điện thoại di động do Trung Quốc tài trợ có hơn 200 nhà máy ở Ấn Độ, với tổng số nhân viên vượt quá 200.000 người và số tiền đầu tư lên tới hơn 30 tỷ USD.

Các công ty Trung Quốc đã cung cấp hơn 500.000 việc làm tại Ấn Độ. Trong thời kỳ đỉnh cao, OPPO và Vivo mỗi hãng tuyển dụng hơn 15.000 người lao động.

Tuy nhiên, không còn tăng trưởng nhanh như giai đoạn ban đầu, các công ty Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn ở Ấn Độ, hàng loạt vấn đề đang ập đến với các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc như Xiaomi, OPPO và vivo.

Ông Gao Shiwang, tổng thư ký Chi nhánh Thông tin Điện tử của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm Điện tử Trung Quốc, cho biết: “Chiến lược của họ (các công ty) là duy trì hiện trạng, đảm bảo hoạt động lành mạnh và thận trọng trong việc tái đầu tư”. 

Suy yếu và đánh mất thị phần

Tại thị trường Ấn Độ, dấu ấn của các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc đang mờ dần.

Dữ liệu của Canalys cho thấy sau 20 quý thăng hoa, Xiaomi đã đánh mất vị trí dẫn đầu thị trường smartphone Ấn Độ trong quý IV/2022, tụt xuống vị trí thứ 3 với doanh số 5,5 triệu chiếc, sau Samsung và vivo. 

Trong quý II/2023, Xiaomi đã xuất xưởng 5,4 triệu điện thoại thông minh ở Ấn Độ, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước và thị phần của hãng là 15%, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số 5 hãng điện thoại di động hàng đầu tại Ấn Độ, ngoài Samsung, 4 thương hiệu Trung Quốc vivo, OPPO, Xiaomi và realme có tổng thị phần lần lượt là 61% cho năm 2021 và 55% tính tới quý II/2023, cho thấy xu hướng giảm dần. Trước đó, trong năm 2021, tổng thị phần của 4 thương hiệu Trung Quốc chiếm tới 70% thị trường smartphone Ấn Độ.

Ông Yang Shuchen, tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử (Điện thoại di động) Trung Quốc - Ấn Độ -Việt Nam, nói với China Business News rằng các lô hàng điện thoại thông minh của Xiaomi, OPPO và vivo tại Ấn Độ đều đạt 4 triệu chiếc/tháng trong thời kỳ cao điểm năm 2018 và 2019. Hiện tại, con số này đã giảm xuống còn khoảng 1,5 triệu chiếc/tháng. 

Nhà phân tích Sanyam Chaurasia của Canalys Ấn Độ cho biết rằng thị phần của Xiaomi trên thị trường điện thoại di động Ấn Độ đã giảm, thứ nhất là do tình hình vĩ mô đã ảnh hưởng đến danh mục đầu tư chính của hãng; thứ hai, các kênh trực tuyến chưa cho thấy nhu cầu ổn định; thứ ba, công ty này không bắt kịp xu hướng phát triển 5G.

Trước đây, các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc đã chiếm 2/3 thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ. Nhưng giờ đây, các thương hiệu như Apple, Samsung và Jio (một công ty địa phương) mới là những "người chơi" hàng đầu tại thị trường này, nhờ các khoản trợ cấp và hỗ trợ từ chính phủ Ấn Độ.

Phải thay đổi chiến lược

"Chiến lược của các công ty điện thoại di động Trung Quốc ở Ấn Độ chắc chắn sẽ được điều chỉnh", một chuyên gia trong ngành chia sẻ với China Business News.

Trước hết, việc Xiaomi và OPPO tại Ấn Độ ghi nhận sự sụt giảm thanh khoản từ năm ngoái tới năm nay đã làm ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng của các hãng này.

Thứ hai, doanh số điện thoại di động của Ấn Độ đã vượt quá 2 tỷ chiếc từ năm 2014 đến năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 23%.

Tuy nhiên, hiệu suất năm nay thấp hơn dự kiến. Sau khi tỷ lệ thâm nhập của điện thoại thông minh đạt khoảng 80%, thị trường sẽ dần trở nên bão hoà. Do đó, để phát triển, sản phẩm của các công ty điện thoại di động Trung Quốc cũng cần có những đột phá mới.

Thứ ba, trong những năm gần đây, Ấn Độ cũng bắt đầu yêu cầu giám đốc điều hành cấp cao của các công ty do Trung Quốc tài trợ phải là người Ấn Độ.

“Dựa trên tất cả các yếu tố trên, việc các doanh nghiệp Trung Quốc phải điều chỉnh là điều khó tránh khỏi”, chuyên gia nhận định.

Ông Gao Shiwang, tổng thư ký Chi nhánh Thông tin Điện tử của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm Điện tử Trung Quốc, đánh giá: “Chiến lược hiện tại của các công ty Trung Quốc là giữ nguyên hiện trạng, không sẵn sàng đầu tư quá nhiều, hướng tới hoạt động lành mạnh, tăng lợi nhuận hợp lý và không mất tiền để mở rộng thị phần”.

Xem thêm >> Hai mặt xấu xí và hào nhoáng của Ấn Độ: Quả bom hẹn giờ ẩn sau phép màu kinh tế

Theo Sina
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

(VNF) - Hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được quan tâm là phương án rút BHXH một lần hợp lý nhất và rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

(VNF) - Cục thuế thành phố Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long (Thang máy thiết bị Thăng Long – TLE). Theo đó, đơn vị này tồn tại một số nội dung về kê khai và nộp thuế dẫn như lập hóa đơn không đúng thời điểm, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, hoàn.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.

Hiện trạng tòa nhà xây không phép ở sân golf trung tâm Đà Lạt

Hiện trạng tòa nhà xây không phép ở sân golf trung tâm Đà Lạt

(VNF) - Công trình tòa nhà câu lạc bộ golf Đồi Cù ở Đà Lạt (Lâm Đồng) dừng thi công, chỉ bảo vệ túc trực, sau khi bị chính quyền xác định xây sai phép và không phép.

Trung Quốc và 'ván bài' AI

Trung Quốc và 'ván bài' AI

(VNF) - Vào cuối những năm 70, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính” của Trung Quốc. Thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển nền kinh tế sau cải cách và nghiên cứu khoa học sẽ dẫn dắt công cuộc xây dựng kinh tế của quốc gia này.

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

(VNF) - Tại Việt Nam, các quy định chỉ mới đáp ứng được một phần cho sự phát triển của fintech trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng, thanh toán, chưa đề cập đến các lĩnh vực khác đang trở thành xu hướng của fintech thế giới như đầu tư, quản lý tài sản, tiền mã hóa…

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

(VNF) - Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên; Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?; Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm; Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

(VNF) - Trong hơn 500.000 tỷ đồng đề xuất nâng cấp cao tốc, trước mắt vốn nhà nước chỉ mới cân đối được hơn 8.000 tỷ đồng, đồng thời cần huy động thêm hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách. Điều này được cho là khó “khả thi”, trước những khó khăn vẫn còn tồn tại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

(VNF) - Thế giới tuần qua liên tiếp ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới vụ rơi máy bay khiến Tổng thống Iran thiệt mạng; nhiễu động máy bay Singapore Airlines gây chết người; lở đất Papua New Guinea chôn vùi hơn 300 người,...

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.