Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý IV/2022, doanh thu thuần của DGC đạt 3.111 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 1.289 tỷ đồng, giảm 20%.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 197 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Trong khi đó, chi phí tài chính đạt 75 tỷ đồng, tăng 2,7 lần. Các loại chi phí khác cũng tăng đáng kể với chi phí bán hàng 157 tỷ đồng, tăng 10%, chi phí quản lý đạt 54 tỷ đồng, tăng 10%. Ngoài ra, công ty chịu lỗ khác 5 tỷ đồng.
Bởi vậy, lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 giảm 18%, đạt 1.194 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 19%, đạt 1.123 tỷ đồng. Đây là quý có lợi nhuận thấp nhất của DGC trong vòng 5 quý vừa qua, nhưng cũng là quý thứ 5 liên tiếp mà lợi nhuận vượt trên ngưỡng l.000 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của DGC đạt 14.444 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước; lợi nhuận gộp đạt 6.769 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần. Biên lợi nhuận gộp đạt 46,86%, tăng mạnh so với năm trước là 33,31%.
Doanh thu tài chính trong năm đạt 533 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần, chủ yếu do lãi tiền gửi tăng mạnh (314 tỷ đồng) và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (218 tỷ đồng).
Chi phí tài chính đạt 149 tỷ đồng, tăng gấp đôi, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (128 tỷ đồng). Chi phí bán hàng đạt 624 tỷ đồng, tăng 24%. Chi phí quản lý đạt 147 tỷ đồng, tăng 8%.
Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 6.375 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 6.040 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần.
Năm 2022, DGC đặt mục tiêu doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt 19% mục tiêu doanh thu và vượt 72% mục tiêu lợi nhuận.
Không chỉ có được kết quả kinh doanh “trong mơ”, DGC cũng có dòng tiền vô cùng đẹp mắt. Dòng tiền kinh doanh dương 5.992 tỷ đồng, do có lợi nhuận rất lớn, giảm hàng tồn kho (470 tỷ đồng), giảm các khoản phải thu.
Có tiền lớn, DGC đẩy mạnh chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (7.331 tỷ đồng) nên dòng tiền đầu tư âm 3.948 tỷ đồng.
Cũng vì thế, dòng tiền vay trả của công ty đã giảm về quy mô, đạt 2.937 tỷ đồng/3.369 tỷ đồng, giảm lần lượt là 5,5% và 1,2%.
Lưu chuyển tiền thuần trong năm dương 1.312 tỷ đồng, giúp tiền và tương đương tiền cuối năm đạt tới 1.435 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần so với đầu năm.
Về tài sản, tổng tài sản của DGC tại ngày 31/12/2022 đạt 13.315 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm. Điểm nổi bật trong cơ cấu tài sản là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn) đạt 7.571 tỷ đồng, tăng gấp đôi. Như vậy, DGC có hơn 9.000 tỷ đồng gửi ngân hàng – một con số khổng lồ.
Chất lượng tài sản của DGC rất tốt với các khoản phải thu ngắn hạn có quy mô chỉ 916 tỷ đồng (tăng 17%) và hàng tồn kho chỉ 918 tỷ đồng (giảm 34%).
Về nguồn vốn, nợ phải trả của DGC tại ngày 31/12/2022 là 2.481 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Lớn nhất trong đó là khoản “phải trả ngắn hạn khác” (1.271 tỷ đồng), hầu hết là khoản nợ cổ tức, lợi nhuận phải trả.
Nợ vay của DGC chỉ 467 tỷ đồng, giảm 44%.
Vốn chủ sở hữu đạt 10.834 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 5.084 tỷ đồng. Với vốn chủ dày dặn, dư địa vay mượn của DGC có thể nói là rất lớn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.