Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Ngày 07/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 25/8/2022. Nghị định xây dựng trên cơ sở căn cứ pháp lý là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt là 83,5 tỷ đồng; Bộ, ngành khác xử phạt là 754,5 triệu đồng, địa phương xử phạt là 302,2 tỷ đồng.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chức danh có thẩm quyền xử phạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 289 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt 83,5 tỷ đồng, số tiền phạt đã được nộp 66,1 tỷ đồng, chưa nộp 17,4 tỷ đồng.

Từ tháng 07/2022 đến tháng 10/2024, một số Bộ cũng cho biết đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP với tổng số tiền là 754,5 triệu đồng.
Trong đó, Bộ Quốc phòng cho biết kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến 31/10/2024, lực lượng có thẩm quyền thuộc Bộ đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 36 vụ vi phạm với tổng số tiền phạt là 754,5 triệu đồng các tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Các hành vi vi phạm chủ yếu là hành vi đưa chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật; tiếp nhận chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường khi không có chức năng, biện pháp xử lý chất thải không theo quy định; thải bỏ chất thải nhựa sinh hoạt vào biển...
Bộ Tài chính cũng cho biết đã phát hiện 02 vụ việc vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường, Bộ đã chuyển Ủy ban nhân dân tỉnh (TP. Hải Phòng và tỉnh Bình Dương) để xử phạt theo thẩm quyền với số tiền phạt 930 triệu đồng, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường.
Ngoài ra, theo báo cáo của 40/63 địa phương, từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực đến tháng 10/2024, số vụ vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là 11.720 vụ, tổng số tiền xử phạt là 302,2 tỷ đồng, trong đó đã nộp: 268,1 tỷ đồng, số vụ việc đình chỉ hoạt động có thời hạn là 205 trường hợp, 18 trường hợp áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép và 14.899 trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Qua kết quả báo cáo của địa phương, các vi phạm hành chính tập trung vào các nhóm hành vi gồm: nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ, thủ tục hành chính: không lập báo cáo, báo cáo không đúng hoặc không gửi báo cáo công bảo vệ môi trường; không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã triển khai dự án; không có giấy phép môi trường;
Cùng với đó là nhóm hành vi vi phạm về xả nước thải, khí thải: vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường; nhóm hành vi vi phạm về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: kê khai chứng từ chất thải nguy hại không đúng quy định; không bố trí khu vực lữu giữ chất thải nguy hại hoặc bố trí không đáp ứng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; đổ chất thải rắn ra môi trường...
Cùng với đó, các nhóm hành vi vi phạm khác về tự ý điều chỉnh, thay đổi thiết kế, công nghệ của các công trình xử lý chất thải nhằm xả trộm chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường, kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác.
Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?

Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh
(VNF) - Trong số 562 doanh nghiệp HVNCLC 2025, có hơn 1/3 doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chỉ tiêu môi trường và xã hội.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.
Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?
(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

