'Xanh hóa' bao bì: Chi phí lớn, công nghệ mới cần nhân lực trình độ cao

Minh Tuệ - Thứ tư, 19/03/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.

Hơn 41% người tiêu dùng sẵn lòng ưu tiên sản phẩm có bao bì 'xanh'

Chia sẻ tại hội thảo "Lộ trình chính sách và giải pháp thực tiễn cho ngành bao bì hướng tới mục tiêu Net Zero", đánh giá về bối cảnh ngành bao bì, bà Nguyễn Như Hảo, Quản lý thương mại, Phòng Giải pháp bao bì – Rieckermann Việt Nam cho biết tại Việt Nam, bao bì nhựa dự kiến sẽ tăng từ 10,07 triệu tấn (năm 2023) lên 15,09 triệu tấn (năm 2028), với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,44%.

Trên thực tế, theo bà Hảo, người tiêu dùng với nhận thức ngày càng cao, quan tâm đến vấn đề môi trường. Nghiên cứu của Vietnam Report cho thấy hơn 41% người tiêu dùng sẵn lòng ưu tiên sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường và 57% sẵn sàng chi trả nếu giá không quá chênh lệch so với sản phẩm thông thường. Đối với các cam kết quốc gia và quốc tế về môi trường, Việt Nam đã tham gia các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu Net Zero.

Về tính cấp thiết của các giải pháp giảm phát thải, bà Hảo cho rằng lợi ích của việc triển khai ngay các giải pháp giảm phát thải sẽ giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí vận hành, tăng hiệu năng sản xuất, giảm phát thải carbon và giảm thiểu rủi ro đến từ việc phát thải. Các giải pháp cũng sẽ giúp DN giảm rủi ro pháp lý, tăng lợi thế cạnh tranh, đặc biệt ở thị trường xuất khẩu.

Ông Hoàng Minh Anh Tú – Tổng giám đốc Alta Group cũng cho hay ngành bao bì phát triển nhanh với tốc độ trung bình 15-20% mỗi năm. Theo đó, lượng rác thải bao bì tăng nhanh đã gây ra áp lực lên môi trường.

Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 cũng đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì.

Về lợi ích môi trường, theo ông Tú, việc chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì sẽ giúp giảm lượng chất thải rắn, ngăn chặn ô nhiễm đất và nước, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cùng với đó, giảm áp lực lên các bãi chôn lấp rác; giảm rác thải nhựa khó phân hủy; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên; đồng thời giúp tái chế và tái sử dụng vật liệu hạn chế khai thác tài nguyên mới.

Về lợi ích kinh tế, việc chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì cũng sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm xanh, góp phần tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, mở rộng thị trường và cơ hội xuất khẩu đặc biệt sang các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.

Cũng theo đại diện Alta, việc chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì còn giúp DN giảm chi phí xử lý rác thải nhờ khả năng tự phân hủy hoặc tái chế hiệu quả của sản phẩm; giảm các loại phí môi trường liên quan.

Tuy nhiên, ông Tú cũng cho hay, DN gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái. Theo đó, đối với nhà sản xuất, việc sử dụng bao bì sinh thái có vốn đầu tư ban đầu lớn, chi phí máy móc và thiết bị cao. Ngoài ra, việc "xanh hoá" trong năng lượng và trong hoạt động sản xuất cùng công nghệ tiên tiến cũng đòi hỏi nhân lực trình độ cao. Bên cạnh đó, các DN cũng đều gặp khó khăn trong việc phổ biến công nghệ. Trên thực tế, công nghệ sản xuất bao bì phân hủy sinh học chưa phổ biến và khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị và nguyên liệu. Cùng với đó, việc thiếu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn là vấn đề các DN cũng thường xuyên gặp phải.

Về chi phí, ông Tú chỉ ra, DN tham gia chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì cũng bị vướng mắc trong vấn đề chi phí sản xuất cao. Thông thường, chuyển đổi sang nguyên liệu thân thiện với môi trường đòi hỏi chi phí cao bởi vật liệu nhựa sinh học đắt đỏ; cụ thể, PLA, PBAT và vật liệu từ tinh bột đắt hơn nhựa thông thường. Bên cạnh đó, các DN cũng gặp áp lực cạnh tranh về giá, giá thành sản phẩm tăng gây áp lực.

Về thói quen tiêu dùng, trên thực tế, người tiêu dùng cũng chưa sẵn sàng thay đổi và vẫn có thói quen ưa chuộng sản phẩm bao bì giá rẻ và tiện lợi. Thị trường hiện nay, người tiêu dùng vẫn khó tiếp cận bao bì sinh thái do sự ưa chuộng sản phẩm bao bì truyền thống. Theo đó gây hạn chế trong tiếp cận bao bì nhãn sinh thái.

Ảnh minh họa.

Chuyển giao công nghệ để giảm giá bao bì

Đưa ra giải pháp, ông Tú cho rằng đối với nhà sản xuất, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, trong đó bao gồm các chính sách ưu đãi thuế, nguồn vốn vay lãi suất thấp, trợ cấp tài chính.

Ngoài ra, theo ông Tú, DN cũng cần chuyển giao công nghệ sản xuất xanh với mục tiêu giảm giá thành bao bì. Bên cạnh đó, triển khai các chương trình đào tạo và tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn nhân viên DN. Cùng với đó, áp dụng tiêu chuẩn sản xuất nhãn sinh thái và tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu công nghệ từ các nước phát triển; học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình truyền thông, giáo dục và quảng bá rộng rãi; đẩy mạnh chương trình sống xanh với việc sử dụng bao bì nhãn sinh thái hoặc khuyến khích tái chế và ưu tiên các sản phẩm xanh trong các chương trình kích cầu.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Hồng Quân, Sáng lập viên RACE TO NET ZERO cũng cho hay thị trường carbon sẽ giúp thúc đẩy DN đầu tư vào các dự án giảm phát thải, góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Bên cạnh đó, tạo ra cơ hội thu hút đầu tư vào các dự án xanh, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội; giúp DN Việt Nam thích ứng với xu thế phát triển bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong thị trường carbon, DN lại đối mặt với khó khăn khi chi phí tuân thủ cao. Việc đầu tư vào công nghệ sạch để giảm phát thải, có thể khiến DN tăng chi phí hoạt động. Ngoài ra, nhiều DN chưa nắm rõ cơ chế giao dịch tín chỉ carbon, hạn chế khả năng tham gia cũng như khó tiếp cận vốn xanh.

Về giải pháp hỗ trợ DN, ông Quân cho rằng cần cung cấp tín dụng xanh, quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ sạch, miễn giảm thuế cho DN áp dụng công nghệ tái chế và giảm phát thải.

Liên quan đến ngành bao bì, ông Quân cũng chỉ ra cần có bộ tiêu chuẩn cụ thể về tín chỉ carbon cho sản phẩm nhựa tái chế, hướng dẫn DN bao bì, nhựa tham gia thị trường carbon.

Ở khía cạnh hợp tác quốc tế, vị chuyên gia cũng gợi ý các DN cần tham gia vào các chương trình bù trừ carbon toàn cầu, hợp tác với các tổ chức quốc tế về công nghệ tái chế nhựa. Cùng với đó, cần đầu tư công nghệ sản xuất nhựa sinh học từ nguyên liệu tái tạo như sắn, ngô, bã mía, thay thế nhựa nguyên sinh từ dầu mỏ; công nghệ tái chế hóa học để tái sử dụng nhựa vô hạn mà không giảm chất lượng; sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất để giảm phát thải CO2

DN cũng cần áp dụng hệ thống quản lý rác thải hiệu quả, triển khai hệ thống phân loại rác tại nguồn; phát triển mạng lưới thu gom RTN thông qua EPR, yêu cầu DN chịu chi phí xử lý bao bì và ứng dụng tín chỉ nhựa để thêm nguồn lực các dự án thu gom và tái chế.

Trong quá trình chuyển đổi bền vững, DN nên sử dụng thay thế nhựa dùng 1 lần bằng bao bì tái sử dụng; sử dụng nhựa tái chế thay vì nhựa nguyên sinh; tối ưu hóa thiết kế bao bì (giảm nguyên liệu và lượng phát thải khi vận chuyển)

"Đối với vấn đề nguồn lực và hợp tác quốc tế, cần thiết có các khoản vay ưu đãi cho chuyển đổi xanh, tái chế để thúc đẩy thị trường tín chỉ nhựa và doanh nghiệp cũng cần học hỏi kinh nghiệm về kinh tế tuần hoàn, các cam kết Hiệp ước về nhựa, kết nối thị trường quốc tế đáp ứng CBAM EU", ông Quân nhấn mạnh.

Hội thảo "Lộ trình chính sách và giải pháp Thực tiễn cho ngành bao bì hướng tới mục tiêu Net Zero nằm trong khuôn khổ 2 triển lãm quốc tế ProPak Vietnam 2025 về Công nghệ xử lý, chế biến & Đóng gói Bao bì và triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2025 về nguyên phụ liệu, thiết bị, máy móc ngành nhựa & cao su.

Sự kiện sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. HCM trên tổng diện tích 13.000m², quy tụ hơn 410 đơn vị trưng bày đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng sự tham gia của 10 nhóm gian hàng quốc tế.

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh

Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh

(VNF) - Trong số 562 doanh nghiệp HVNCLC 2025, có hơn 1/3 doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chỉ tiêu môi trường và xã hội.

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

(VNF) - Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam, Cambodia, Lào của IFC, việc triển khai tài chính xanh ở Việt Nam còn chậm do nhiều hạn chế.

Ý kiến ( )
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.