Hợp tác làm dự án 62 tỷ USD, Trung Quốc lợi đủ đường, Pakistan ôm 'cục nợ'
Hồng Vân -
26/11/2018 08:09 (GMT+7)
Lợi ích kinh tế và an ninh năng lượng của một dự án do Trung Quốc cho vay vốn đầu tư tại Pakistan đã được đẩy lên quá cao, trong khi sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về kế hoạch này đã khiến nhiều nước có nguy cơ mắc bẫy nợ, một nhà nghiên cứu địa chính trị hàng đầu tại Trung Quốc nhận định.
Sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ. (Nguồn: SCMP)
Siêu dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá tới 62 tỷ USD được đầu tư nhằm liên kết cảng Gwadar ở phía tây nam Pakistan với khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và đường ống vận chuyển dầu khí.
Tính tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất thuộc sáng kiến “vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030 và cung cấp cho Trung Quốc một tuyến giao thương quan trọng với Trung Đông và châu Phi.
Trong khi CPEC được ca ngợi là dự án hàng đầu thuộc Sáng kiến BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mục đích tài trợ và phát triển các liên kết cơ sở hạ tầng trên hơn 80 quốc gia, ông Yang Shu, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu tỉnh Cam Túc, Trung Quốc cho biết, tác động tiêu cực của sáng kiến này đã được đánh giá thấp.
“Được phổ biến rộng rãi mọi nơi, công chúng và phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chào đón nó như là một thành tựu lớn, nhưng tôi nghĩ rằng những tác động tiêu cực của sáng kiến này đã bị bỏ qua”, ông nói tại một hội thảo ở Bắc Kinh.
Theo đó, ông Yang đề cập đến việc CPEC sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một tuyến đường bộ mới từ vùng Vịnh Ba Tư đến Tân Cương, và giải quyết được tình trạng phụ thuộc năng lượng hay địa chính trị của Trung Quốc vào eo biển Malacca.
Thêm nữa, tuyến đường này có thể còn quan trọng hơn trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra ở biển Nam Trung Hoa khi căng thẳng giữa Bắc Kinh, Washington và những nước khác đều đang gia tăng.
Mặc dù nhiều người dân Trung Quốc phàn nàn rằng, dự án này là một sự lãng phí tiền bạc, nhưng nhiều nước khác đang bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thế giới và đưa ra cáo buộc rằng sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ.
Cụ thể, trong khi Bắc Kinh đã nhiều lần nói rằng CPEC là một dự án mang lại lợi nhuận cho các nước đồng minh và Pakistan, nhưng số nợ của đất nước này ước tính chiếm khoảng 70% GDP, và khoảng một nửa trong số đó là nợ Trung Quốc.
Ông Yang, người đã tham gia vào kế hoạch BRI này kể từ khi nó ra đời, đã đặt câu hỏi về việc xây dựng đường sắt và đường ống ở địa hình khó khăn như vậy có khả thi không?
Bên cạnh đó, ông cũng nghi ngờ tác động của nó đối với vấn đề an ninh năng lượng tổng thể của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương, nơi có trữ lượng khí đốt và than đá lớn nhất của Trung Quốc.
“Nếu bạn xem xét kỹ tất cả chi phí sẽ thấy chi phí của các dự án đường ống cao một cách đáng ngờ. Dựa trên kinh nghiệm của dự án tương tự trên toàn thế giới, một khi một đường ống dẫn vượt ra quá 4.000km thì chi phí của việc sử dụng nó để vận chuyển năng lượng sẽ cao hơn so với khi làm điều đó bằng đường biển, do đó lợi ích về kinh tế của cảng Gwadar là không hề có”, ông Yang khẳng định.
Hơn thế nữa, ông Yang nói rằng trong trường hợp không có một lời giải thích đúng đắn về kế hoạch của Bắc Kinh thì việc Ấn Độ và nhiều nước khác hoài nghi về ý định của Trung Quốc là hợp lý.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ trích ngầm CPEC, nói rằng các dự án kết nối lớn phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Đáng nói, Ấn Độ cũng là nước duy nhất trong số 8 thành viên của SCO từ chối xác nhận đầu tư của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Yang cho rằng điều này cũng đã cản trở sự tin tưởng lẫn nhau trong nhóm.
(VNF) - Trong kỷ nguyên số, livestream bán hàng đã trở thành một xu hướng thương mại không thể đảo ngược, đặc biệt tại Trung Quốc – nơi được coi là cái nôi và là thị trường lớn nhất thế giới của loại hình kinh doanh này.
(VNF) - Bà Ashley St. Clair, người được cho là mẹ đứa con thứ 13 của tỷ phú Elon Musk, cáo buộc ông cắt giảm khoản trợ cấp nuôi dưỡng con. Trong khi đó, vị tỷ phú giàu nhất thế giới phản bác rằng ông đã đưa cho bà Ashley 2,5 triệu USD.
(VNF) - Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những thay đổi trong chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, thì tỷ phú 94 tuổi vẫn giữ vững phong độ và thậm chí còn gia tăng tài sản của mình. Đó chính là huyền thoại sống Warren Buffett, đứng đầu tập đoàn Berkshire Hathaway.
(VNF) - Các cuộc biểu tình phản đối tỷ phú Elon Musk và chính sách của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã tràn ngập các showrooms của hãng xe điện Tesla.
(VNF) - Ngày càng nhiều người Trung Quốc nghỉ hưu chọn du lịch nước ngoài như một cách tận hưởng tuổi già, mở ra một thị trường tiềm năng cho ngành du lịch toàn cầu. Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam, đang trở thành điểm đến ưa thích của họ, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ngành du lịch khu vực.
(VNF) - Hãng hàng không giá rẻ VietJet sẽ khai thác máy bay COMAC ARJ21-700 do Trung Quốc sản xuất (còn được gọi là C909), trên các tuyến bay nội địa lần đầu tiên vào giữa tháng 4, theo một tài liệu của công ty mà Reuters đã tiếp cận được.
(VNF) - Hơn 1.200 cuộc biểu tình mang tên “Hands Off!” đã được lên kế hoạch nổ ra tại khắp 50 bang của nước Mỹ, nhằm phản đối hàng loạt chính sách gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk về việc tinh giản biên chế chính phủ, nền kinh tế, nhân quyền và các vấn đề khác.
(VNF) - Quyết định áp dụng thuế quan đối ứng của Mỹ đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong khi một số quốc gia đang tìm cách đàm phán và đối phó, những lo ngại về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại quốc tế đang ngày càng tăng.
(VNF) - Theo thông tin từ chính quyền thành phố Venice, nhà sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos, cùng hôn thê của mình, bà Lauren Sánchez, sẽ tiến hành hôn lễ tại Venice, Ý. Thời gian cụ thể theo tiết lộ sẽ vào khoảng cuối tháng Sáu năm nay.
(VNF) - Những sắc lệnh thuế quan toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong "ngày giải phóng" cùng lo ngại về những đòn trả đũa khác đã khiến thị trường Phố Wall "chao đảo" trong 2 ngày giao dịch cuối của tuần.
(VNF) - Thống đốc Gavin Newsom tuyên bố California sẽ tự tìm cách mở rộng thương mại và thuyết phục các đối tác quốc tế miễn áp thuế trả đũa lên bang này.
(VNF) - Quyết định phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính trường Hàn Quốc, mở ra nhiều câu hỏi về những ảnh hưởng chính trị và quốc tế tiếp theo.
(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và cuộc đua công nghệ toàn cầu ngày càng khốc liệt, Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh gia hạn thêm 75 ngày cho ByteDance – công ty mẹ của TikTok – để hoàn tất việc bán ứng dụng này tại Mỹ.
(VNF) - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức giới thiệu chiếc "thẻ vàng" định cư đầu tiên của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách nhập cư của quốc gia này.
(VNF) - Trung Quốc ngày 4/4 đã công bố mức thuế 34% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế của Mỹ chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
(VNF) - Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết nước này sẽ áp thuế đối với các loại xe của Mỹ không tuân thủ thỏa thuận thương mại tự do lục địa để đáp trả thuế quan “vô lý” của nước này.
(VNF) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan mới, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến biến động đáng kể trong chứng khoán, tiền tệ, giá vàng, giá dầu, và cả hoạt động M&A.
(VNF) - Thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể định hình lại ngành thời trang, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ các nước châu Á. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, đẩy gánh nặng lên người tiêu dùng, hình thành nên một môi trường đầy biến động trong thương mại quốc tế.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ám chỉ rằng ông có thể cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh cho phép ByteDance, chủ sở hữu TikTok của Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này để tránh lệnh cấm ở Mỹ.
(VNF) - Sau màn công bố thuế đối ứng gây bão của Tổng thống Mỹ Donald Trump, câu hỏi lớn nhất hiện tại là thuế đối ứng được tính dựa trên công thức nào.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Phố Wall đã hứng chịu mức lỗ nặng nề khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan sâu rộng trong 'Ngày giải phóng'.
(VNF) - Trong kỷ nguyên số, livestream bán hàng đã trở thành một xu hướng thương mại không thể đảo ngược, đặc biệt tại Trung Quốc – nơi được coi là cái nôi và là thị trường lớn nhất thế giới của loại hình kinh doanh này.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.