Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chuỗi cung ứng của Huawei đang chịu sức ép từ các biện pháp hạn chế của Mỹ và Washington cần xem xét lại các biện pháp này vì nó gây tổn hại tới các nhà cung cấp trên phạm vi toàn cầu.
Chủ tịch Huawei Quách Bình đưa ra tuyên bố trên ngày 23/9 khi trả lời phỏng vấn báo giới bên lề một hội nghị thường niên tại Thượng Hải trong bối cảnh Huawei đang phải chịu áp lực từ các biện pháp hạn chế thương mại của Washington nhằm ngăn chặn nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động và điện thoại di động hàng đầu thế giới này tiếp cận chip thương mại.
Theo ông Quách Bình, Mỹ đã thay đổi các biện pháp trừng phạt lần thứ 3. Điều này đã thực sự gây ra thách thức đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Huawei, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Với cáo buộc Huawei là phương tiện hoạt động gián điệp, chuyển giao dữ liệu người dùng ở các nước cho Chính phủ Trung Quốc, từ ngày 15/9, Mỹ đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới, cấm các doanh nghiệp nước này cung cấp thiết bị hoặc dịch vụ cho Huawei. Tuy nhiên, Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia.
Theo Huawei, từ ngày 15/9, tập đoàn này đã ngừng sản xuất dòng chip tân tiến nhất của mình theo dây chuyền Kirin, cung cấp năng lượng cho các dòng điện thoại cao cấp. Giới phân tích cho rằng chip Kirin sẽ không còn trên thị trường vào năm 2021.
Trong khi đó, rất ít dấu hiệu cho thấy Washington sẵn sàng "hạ nhiệt" cuộc chiến với Huawei - diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi xuống mức xấu nhất trong nhiều thập niên.
Tháng trước, Mỹ cho biết sẽ mở rộng chương trình, mang tên "Mạng lưới sạch" (Clean Network) để ngăn các ứng dụng và các công ty công nghệ của Trung Quốc tiếp cận thông tin nhạy cảm liên quan đến người dân và các doanh nghiệp Mỹ.
Theo ông Quách Bình, mặc dù Huawei có đủ chip để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, song vẫn cảm thấy sức ép từ các biện pháp hạn chế của Mỹ đối với nguồn cung chip điện thoại thông minh.
Ông cho biết một số nhà cung cấp chip đang nộp đơn lên chính phủ Mỹ xin cấp phép để được tiếp tục làm ăn với tập đoàn này.
Người đứng đầu Huawei hy vọng Washington có thể xem xét lại chính sách của mình đối với Huawei và nếu Chính phủ Mỹ cho phép, Huawei sẵn sàng mua các sản phẩm từ những doanh nghiệp nước này.
Cùng ngày, người phát ngôn của tập đoàn Intel thông báo đã được chính phủ Mỹ đồng ý cho phép hãng này tiếp tục cung cấp một số sản phẩm nhất định của Huawei
Chủ tịch Huawei cho biết tập đoàn Qualcomm cũng đã nộp đơn đề nghị được tiếp tục làm ăn với Huawei và khẳng định sẵn sàng sử dụng chip của Qualcomm cho điện thoại di động nếu Qualcomm có được phép "lách" hạn chế.
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), xác nhận đã nộp đơn xin chính phủ Mỹ cấp phép để làm ăn với Huawei.
SMIC cho biết tập đoàn này sử dụng thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ để sản xuất chip cho Huawei và nhiều khách hàng khác.
Tập đoàn sản xuất chip của Hàn Quốc, SK Hynix, cũng đã nộp lên chính phủ Mỹ đơn xin cấp phép cung cấp hàng cho Huawei, tuy nhiên hiện vẫn chưa được chấp thuận.
Hồi tháng 8/2020, tập đoàn thiết kế chip của Đài Loan MediaTek Inc cũng tiết lộ đã nộp đơn lên chính phủ Mỹ về vấn đề này.
Một nguồn thạo tin cho biết những doanh nghiệp ngoài Mỹ không có nhiều cơ hội được chính phủ Mỹ cấp phép cung cấp sản phẩm cho Huawei.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.