Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 2024 là năm Việt Nam thương mại hoá 5G trên quy mô toàn quốc. Đây là thời điểm mức giá thiết bị đã giảm đi nhiều so với 4 năm trước đây, các nhà mạng Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những nhà mạng đã triển khai 5G trên thế giới.
Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam cũng nhấn mạnh các thiết bị 5G vào thị trường Việt Nam cần phải được kiểm chuẩn, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khuyến khích các tập đoàn công nghệ như Huawei hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực ICT với các trường đại học ở Việt Nam.
Về phát huy hiệu quả mạng 5G, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Huawei chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình kinh doanh mới, về các ứng dụng (use cases) sử dụng 5G tại các quốc gia trên thế giới mà Huawei đang hoạt động kinh doanh.
Sau khi lắng nghe những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Huawei khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết Huawei luôn tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng 5G của GSMA và ITU và sẵn sàng đồng hành, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ số dài hạn.
Tập đoàn này cũng bày tỏ mong muốn triển khai trung tâm đổi mới sáng tạo phát triển hệ sinh thái 5G; ứng dụng 5G để tăng doanh thu; triển khai hạ tầng xanh, trao đổi các thông tin về nghiên cứu 6G tại Việt Nam.
Trong năm 2023, doanh thu của Huawei tăng hơn 700 tỷ nhân dân tệ (98,7 tỷ USD), ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm nhờ hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh đang hồi sinh và doanh số bán thiết bị 5G tăng trưởng mạnh mẽ.
Con số này cho thấy mức tăng trưởng doanh thu khoảng 9% so với con số 642,3 tỷ nhân dân tệ được báo cáo vào năm 2022.
Trong năm 2024, Huawei cho biết kinh doanh thiết bị sẽ là một trong những ngành kinh doanh chính mà hãng sẽ tập trung để mở rộng.
Liên quan đến 5G tại Việt Nam, đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới.
Băng tần 2500-2600 MHz được Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo.
"Băng tần 2500-2600 MHz có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz)", đại diện Viettel nhấn mạnh.
Việc Viettel trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G.
Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.
Ngoài Viettel, cách đây ít ngày, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng trúng đấu giá và trở thành nhà mạng thứ hai sở hữu quyền sử dụng tần số phục vụ cho 5G.
Khối băng tần C2 (3700-3800MHz) được đánh giá có lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp. Ngoài ra, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1.800 MHz.
Theo đại diện nhà mạng, việc trúng đấu giá khối C2 sẽ cho phép họ có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai 5G hợp lý, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G tại Việt Nam. Đây là lợi thế trong việc thúc đẩy 5G thời gian tới và tạo tiền đề cho mạng 6G trong tương lai.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.