Huawei: Vũ khí lợi hại của Trung Quốc trong cuộc chiến bán dẫn với Mỹ

Lê Anh - 01/12/2023 17:10 (GMT+7)

(VNF) - Chưa đầy 5 năm sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ gần như làm tê liệt Huawei Technologies Co., gã khổng lồ Trung Quốc hiện là vũ khí quan trọng nhất của Bắc Kinh trong cuộc chiến về chất bán dẫn vốn sẵn sàng định hình nền kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

VNF
Huawei hiện là vũ khí quan trọng nhất của Bắc Kinh trong cuộc chiến về chất bán dẫn.

Vai trò của Huawei trong ngành công nghiệp chip Trung Quốc vượt xa những gì đã được đưa tin trước đây. Ngoài việc là khách hàng quan trọng nhất của các nhà sản xuất chip và nhà thiết kế chip hàng đầu đất nước, Huawei còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn và tài chính cho các công ty nhỏ hơn trong các lĩnh vực chiến lược của chuỗi cung ứng chip. Tuy vậy, Huawei thường làm điều này “một cách giấu mặt”, điều khiến Mỹ khó ra tay hạn chế.

Sự hỗ trợ của nhà nước dành cho Huawei cũng đã đạt đến mức chưa từng có. Bloomberg đã phát hiện ra một mạng lưới các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư của chính quyền thành phố Thâm Quyến, tập trung vào việc giúp Huawei xây dựng mạng lưới chip tự cung tự cấp. Nhóm này bao gồm các chuyên gia quang học, nhà phát triển thiết bị chip và nhà sản xuất hóa chất. Đây là nỗ lực bổ sung cho gói hỗ trợ trị giá 30 tỷ USD của Bắc Kinh để giúp Huawei xây dựng các cơ sở chế tạo chip mà Bloomberg đưa tin lần đầu tiên vào tháng 8.

Xây dựng mạng lưới chip tự cung cấp

Huawei được xem là một nhà vô địch quốc gia hiếm hoi có đủ bản lĩnh, quy mô và sức mạnh công nghệ để đẩy lùi những hạn chế của Mỹ. Được thành lập vào năm 1987, công ty lần đầu tiên tạo được dấu ấn trong ngành thiết bị liên lạc trước khi mở rộng sang điện thoại di động. Và người sáng lập của tập đoàn là ông Nhậm Chính Phi đã luôn có tầm nhìn để chuẩn bị sẵn sàng cho những cơn gió ngược có thể nổi lên bất cứ lúc nào.

Huawei từ lâu đã giữ đàn thiên nga đen trong khuôn viên chính của mình như một lời nhắc nhở tránh tự mãn và chuẩn bị cho những khủng hoảng bất ngờ. Hơn một thập kỷ trước, khi hoạt động kinh doanh đang bùng nổ, ông Nhậm đã nói với các kỹ sư rằng việc tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu chất bán dẫn là cách duy nhất để ngăn chặn “mối đe dọa chết người” đối với công ty.

Cơ sở nghiên cứu và phát triển của Huawei ở Đông Quản, Quảng Đông, Trung Quốc.

Trong cuộc chiến sinh tồn tiếp theo sau khi bị liệt trong danh sách đen của Mỹ vào năm 2019, ông Nhậm Chính Phi đã yêu cầu 10.000 nhà phát triển làm việc thâu đêm suốt sáng trong một cuộc chạy đua thiết kế lại bảng mạch và phần mềm để chúng có thể hoạt động mà không cần công nghệ Mỹ. Vào những thời điểm bận rộn nhất, một số nhân viên đã không rời khỏi khuôn viên Thâm Quyến trong nhiều ngày, sống bằng mì ăn liền và ngủ trên ghế.

Trung tâm của mạng lưới các doanh nghiệp nhà nước đang hỗ trợ Huawei là một quỹ đầu tư được điều hành bởi chính quyền thành phố Thâm Quyến, nơi Huawei đặt trụ sở chính. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Công ty Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Lớn Thâm Quyến được thành lập vào năm 2019 với vốn nhà nước và được nhận lệnh trực tiếp để hỗ trợ các nỗ lực sản xuất chip của Trung Quốc nói chung và Huawei nói riêng.

Theo dữ liệu từ Tianyancha, một nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin đăng ký công ty, họ đã đầu tư vào khoảng chục công ty trong chuỗi cung ứng, bao gồm ba cơ sở sản xuất chip liên kết với Huawei. Nhưng có lẽ hoạt động quan trọng nhất của nó là công ty công cụ sản xuất chip có tên SiCarrier Technology Ltd., được thành lập vào năm 2021.

Toàn cảnh trụ sở Thâm Quyến của Huawei.

SiCarrier đã hình thành mối quan hệ cộng sinh, chặt chẽ với Huawei, nơi công ty chủ yếu giao tiếp với bộ phận nghiên cứu nội bộ của gã khổng lồ điện tử, được gọi là Phòng thí nghiệm 2012. Ông Nhậm đặt tên công ty này theo tên bộ phim về ngày tận thế của Roland Emmerich, trong đó chứng kiến Trung Quốc thành công, trong khi không ai khác có thể, trong việc đóng những con tàu khổng lồ để vượt qua thảm họa thiên nhiên trên toàn hành tinh.

Những người quen thuộc với mối quan hệ này cho biết tầm quan trọng của nó đối với Huawei không chỉ là một nhà sản xuất, SiCarrier còn là mối liên kết giữa Huawei và phần còn lại của chuỗi cung ứng. Ví dụ, đây là cổ đông lớn nhất của nhà sản xuất máy quang học Zetop Technologies Co., theo Tianyancha. Công nghệ như vậy là trọng tâm của việc sản xuất vi mạch, được chế tạo từ lớp này đến lớp khác của bóng bán dẫn liên kết với một tấm wafer silicon. Chìa khóa của vấn đề này là một quá trình được gọi là in thạch bản trong đó ánh sáng được chiếu qua bản thiết kế của mẫu sẽ được in.

Kỹ thuật in thạch bản là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì công ty ASML Holding NV của Hà Lan độc quyền về thiết bị in thạch bản cực tím, cần thiết để tạo ra những con chip tiên tiến nhất, và chưa bao giờ bán những máy móc đó cho Trung Quốc. Với việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, ASML cũng sẽ ngừng bán cho khách hàng Trung Quốc hầu hết các thiết bị cực tím sâu, những loại máy sản xuất chất bán dẫn kém phức tạp hơn một chút.

Theo một người quen thuộc với vấn đề này và hồ sơ truyền thông xã hội, sau khi bị đưa vào danh sách đen, Huawei đã thuê một số cựu nhân viên ASML để giúp làm việc trên các máy sản xuất chip.

Mỹ gia tăng lo ngại

Theo các nhà quan sát, việc Huawei ấn định thời điểm phát hành điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào tháng 8, trùng với chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo dường như thể hiện một tuyên bố ngầm rằng “đã đến lúc Trung Quốc thể hiện sức mạnh”.

Nhân viên lắp ráp máy in thạch bản tại nhà máy ASML Holding NV ở Veldhoven, Hà Lan.

Tầm quan trọng của chiếc điện thoại này nằm ở chỗ nó chứa một tỷ lệ lớn các linh kiện tiên tiến được sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là bộ xử lý 7 nanomet của Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC).

Được báo chí Trung Quốc ca ngợi là một chiến thắng yêu nước, nó đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi ở Mỹ về việc liệu những nỗ lực nhằm làm chậm tiến bộ công nghệ của Trung Quốc có thất bại hay không.

Huawei chưa bao giờ tiết lộ chi tiết kỹ thuật, nhưng một cuộc mổ xẻ chiếc điện thoại này do TechInsights thực hiện cho thấy nó được trang bị bộ vi xử lý 7 nanomet tiên tiến của SMIC. Điều đó cho thấy Trung Quốc đi sau công nghệ tiên tiến nhất hiện nay khoảng 5 năm trong khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt vào năm 2022 nhằm mục đích giữ chân Trung Quốc chậm hơn ít nhất 8 năm.

"Nội soi" một chiếc Mate 60 Pro của Huawei.

Huawei cũng đang nhận được sự thúc đẩy về mặt thương mại. Sự ra mắt của Mate 60 Pro đã tiếp thêm sinh lực cho hoạt động kinh doanh thiết bị của hãng, các nhà phân tích kỳ vọng doanh số bán thiết bị cầm tay này sẽ tăng vọt lên 40 triệu đến 60 triệu chiếc vào năm tới.

Mối lo ngại hơn cả của Washington ở thời điểm hiện tại là chất bán dẫn tiên tiến cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh của Huawei cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng quân sự, chẳng hạn như máy bay không người lái được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc siêu máy tính để phá mã và giám sát. Mỹ hiện đang quyết tâm kiềm chế khả năng phòng thủ của Trung Quốc khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng.

Xem thêm >> ‘Trùm’ bán lẻ Mỹ chuyển hướng sang Ấn Độ, giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Việt Nam sẽ  làm  đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

'Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

(VNF) - Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026 - 2027.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng, từ 1/8 năm nay đến 31/1/2025.

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

(VNF) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản nửa đầu năm 2024 khá mờ nhạt khi chưa có thương vụ nào nổi bật được hoàn thành. Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

(VNF) - Hòa mình cùng EURO 2024 - giải bóng được mong chờ nhất mùa hè, ClipTV mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn gói cước để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bóng lăn.

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

(VNF) - Sáng 25/6, tỉnh Quảng Ninh cùng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) công bố mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

(VNF) - Một số quan điểm khẳng định việc áp thuế VAT 0% với mặt hàng phân bón sẽ giúp người nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng.

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

(VNF) - Nếu thương vụ sang tay giữa T&T Group và ông Đỗ Quang Vinh diễn ra thành công, Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB sẽ gia nhập "câu lạc bộ" doanh nhân nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, với tổng tài sản lên tới 1.361 tỷ đồng.

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/6 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 19 công ty Trung Quốc với cáo buộc đã hỗ trợ nỗ lực chiến sự của Nga tại Ukraine.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(VNF) - Chiều 25/6, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải đã được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.