'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, dịch Covid-19 giúp chúng ta tư duy lại nhiều thứ. Nó là một điểm gẫy trong sự phát triển. Nhiều giá trị, nhiều thói quen sẽ thay đổi.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng cho rằng dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn, khi nhiều hoạt động sẽ bị đình trệ, nhưng cái gì cũng có 2 mặt, thách thức đi liền với cơ hội, có những cơ hội mà chỉ khi thách thức xảy ra thì mới xuất hiện.
Cụ thể, cơ hội lớn nhất lúc này theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là chuyển đổi số quốc gia. Bởi dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc, trong khi đó công nghệ số là không tiếp xúc.
"Cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, là tạo ra các ứng dụng công nghệ số, là đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, thế giới bây giờ khó dự đoán, nhiễu loạn gần như trở thành trạng thái bình thường mới. Chúng ta rồi sẽ phải nhiều lần đối mặt với những khủng hoảng như thế này, rồi phải học cách tăng sức đề kháng, dẻo dai, sáng tạo, thích ứng nhanh, hồi phục nhanh.
"Công nghệ số giải được bài toán nhanh, phản ứng nhanh, thích ứng nhanh và sáng tạo nhanh. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội nên đầu tư nhiều hơn, đầu tư mạnh hơn cho công nghệ số vào chính lúc này", ông Hùng nhận định.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho rằng chuyển đổi số là để thay đổi cách làm việc, tự động hoá, mọi thứ lên môi trường số. Đây là cơ hội, vì nếu cứ bình thường, Việt Nam sẽ chuyển đổi số rất chậm. (Xem thêm)
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn II, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án này với tỷ lệ Viettel nắm giữ 86%, các nhà đầu tư còn lại nắm giữ 14%.
Theo quy định, sau khi quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện. Tuy nhiên, theo quyết định tái cơ cấu Viettel được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại không có doanh nghiệp thực hiện dự án thu phí tự động không dừng nên cần phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án.
Sau quá trình tiến hành đàm phán, thống nhất tỷ lệ góp vốn để đảm bảo cơ sở thành lập doanh nghiệp dự án, đến ngày 13/3/2020, liên doanh nhà đầu tư đã thống nhất tỷ lệ Viettel nắm giữ 86%, các nhà đầu tư còn lại nắm giữ 14%.
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT đã nhiều lần có văn bản, báo cáo đề xuất Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án.
Đến ngày 17/3/2020, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương cho phép Viettel được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp dự án để sớm thực hiện dự án thu phí không dừng giai đoạn II.
Đặc biệt, Thủ tướng cũng đặt yêu cầu phải hoàn thành dự án thu phí không dừng ngay trong năm 2020. (Xem thêm)
Ngày 19/3, Bộ Công an cho biết thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, một số nhóm tin tặc đã lợi dụng tình hình này để phát động, tiến hành chiến dịch tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Qua công tác bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phát hiện chiến dịch tấn công mạng, phát tán mã độc thông qua thư điện tử (email) sử dụng các thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 để thu hút sự chú ý của người dùng.
Cụ thể, những ngày gần đây, tin tặc đã phát tán mã độc qua thư điện tử có đính kèm tập tin word có tiêu đề “Chi Thi cua thu tuong nguyen xuan phuc.lnk” giả dạng thông báo của Thủ tướng Chính phủ về dịch Covid-19.
Tập tin có dạng shortcut với phần mở rộng là “.lnk” được ngụy trang dưới biểu tượng tập tin văn bản nhằm đánh lừa người dùng.
Nếu người dùng tải tập tin đính kèm về và mở trên máy tính (mã độc này chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows), mã độc sẽ được kích hoạt, cài đặt vào máy tính, kết nối đến máy chủ điều khiển để tải các đoạn mã độc khác và nhận lệnh điều khiển của tin tặc, đồng thời, mở tập tin văn bản để đánh lừa người dùng.
Khi đó, tin tặc có thể thực hiện nhiều lệnh thực thi khác nhau, như đánh cắp dữ liệu, thông tin máy tính, sử dụng để tiếp tục phát tán sang máy tính khác... (Xem thêm)
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Bkav cho biết hiện tập đoàn này đã làm chủ được công nghệ lõi, do đó có thể tối ưu giá thành được cho những sản phẩm smartphone với giá khoảng 40 - 50 USD.
"Khi đi vào sản xuất với số lượng lớn, cùng với sự trợ giá của các nhà mạng, nhà cung cấp ứng dụng... thì việc phổ cập smartphone giá 500.000 đồng tới 100% người dân là điều có thể thực hiện được”, đại diện Bkav nói.
Vị đại diện này cũng xác nhận hiện đang cùng các nhà mạng trong nước phối hợp để sản xuất smartphone giá rẻ.
Kế hoạch phổ cập smartphone thương hiệu Việt đến 100% người dân với giá 500.000 đồng được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2020 của bộ này.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết năm 2020 sẽ là năm phổ cập nhanh điện thoại thông minh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình về phổ cập điện thoại thông minh thông qua việc sản xuất điện thoại thông minh mang thương hiệu Việt đến 100% người dân.
Điều này được thực hiện thông qua việc sản xuất những chiếc điện thoại thông minh Việt Nam với giá chỉ 45-50 USD. Bên cạnh đó, nhà mạng sẽ bù giá 10 USD, các nhà phát triển ứng dụng cài sẵn trên máy hỗ trợ 1 USD/ứng dụng. Với chủ trương có khoảng 10 ứng dụng cơ bản, điều này sẽ giúp giảm bớt giá thành sản phẩm thêm khoảng 10 USD.
Cộng với việc trợ giá từ nhà sản xuất, giá bán những chiếc điện thoại thông minh thương hiệu Việt đến tay người dân sẽ chỉ còn khoảng 20 USD, tức là chưa đến 500.000 đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.