Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Fatih Birol, người đứng đầu IEA, cho biết quyết định cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu của Nga trong tuần qua có thể là dấu hiệu báo trước cho việc giảm xuất khẩu sâu hơn nữa khi Moscow tìm cách đạt được “đòn bẩy” trong cuộc chiến với Ukraine.
“Châu Âu nên sẵn sàng trong trường hợp khí đốt của Nga bị cắt hoàn toàn”, ông Birol nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn.
“Càng gần đến mùa đông, chúng tôi càng hiểu rõ ý định của Nga. Tôi tin rằng việc cắt giảm là nhằm tránh để các nước châu Âu lấp đầy kho dự trữ và tăng đòn bẩy của Nga trong những tháng mùa đông”, ông Birol chia sẻ.
Ông Birol cũng cảnh báo rằng các bước mà các chính phủ châu Âu thực hiện cho đến nay có thể vẫn là không đủ nếu nguồn khí đốt bị Nga bị cắt đứt hoàn toàn, đồng thời cho biết các nước nên làm mọi cách để bảo quản nguồn cung ngay từ bây giờ để đảm bảo lượng hàng dự trữ có thể được lấp đầy trước những tháng mùa đông.
“Tôi tin rằng sẽ có nhiều biện pháp đáp ứng nhu cầu ngày càng sâu sắc hơn được thực hiện bởi các chính phủ ở châu Âu khi mùa đông đến gần”, ông Birol nói, cho biết thêm rằng việc phân nhỏ nguồn cung cấp khí đốt cũng là một biện pháp tiềm năng nếu Nga giảm sản lượng xuất khẩu sâu hơn nữa.
Người đứng đầu IEA cho biết các nước nên cố gắng trì hoãn việc đóng cửa bất kỳ cơ sở điện hạt nhân nào được chuẩn bị đóng cửa để giúp hạn chế lượng khí đốt trong quá trình sản xuất điện.
Được biết, các nước EU đang chạy đua để bổ sung các kho dự trữ khí đốt trước khi mùa đông tới và nỗi lo ngại Moscow có thể cắt nguồn cung bất kỳ thời điểm nào. Ví dụ, Đức hy vọng sẽ lấp đầy 90% các kho dự trữ vào tháng 11, nhưng ở thời điểm hiện tại, nước này mới chỉ thực hiện được một nửa kế hoạch.
Giá khí đốt chuẩn của châu Âu đang giao dịch ở mức 127 EUR (134 USD) mỗi megawatt giờ, tăng hơn 300% so với mức một năm trước.
Thụy Điển và Đan Mạch hôm 21/6 đã theo sau Đức, Áo và Hà Lan khi công bố giai đoạn đầu của kế hoạch khẩn cấp để bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt.
Các quốc gia thành viên cũng đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, bằng cách tìm nguồn cung cấp khí đốt từ các nước khác, bao gồm cả Mỹ, và đẩy nhanh việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, mặc dù các quan chức thừa nhận rằng cuộc chạy đua để loại bỏ dần dầu khí của Nga sẽ có nghĩa là đốt nhiều than hơn và giữ cho các nhà máy hạt nhân tiếp tục hoạt động.
Hiện châu Âu đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga từ mức 40% xuống còn khoảng 20% tổng nguồn cung kể từ sau chiến dịch quân sự của Moscow nhằm vào Ukraine, nhưng đã khai thác hầu hết các lựa chọn để đa dạng hóa nguồn cung cấp, chẳng hạn như khí hoá lỏng (LNG) vận chuyển đường biển.
Xem thêm >> IEA: Doanh thu từ dầu của Nga tăng 50% trong năm nay
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.