Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Cụ thể, IFC sẽ dự kiến đầu tư 20 triệu USD vào APH nhằm dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh PBAT dưới hình thức khoản vay chuyển đổi kỳ hạn 7 năm có khả năng chuyển đổi thành cổ phần của APH.
Trước đó, vào ngày 22/6/2020, APH đã IPO và công bố kế hoạch niêm yết 132,6 triệu cổ phiếu với mục đích kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn lớn nhất Đông Nam Á. Với dự án này, APH sẽ nắm quyền chủ động nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh đồng thời đưa sản phẩm thân thiện môi trường phổ biến tại thị trường trong nước và quốc tế.
Theo IFC, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, tổ chức đã có những đánh giá phân tích kỹ lưỡng về khả năng tài chính, tiềm năng và triển vọng phát triển của APH, các công ty thành viên và dự án PBAT của APH.
Theo đó, một trong những lý do quan trọng nhất khi IFC lựa chọn đầu tư vào nhà máy sinh học phân hủy hoàn toàn của APH là khả năng cạnh tranh và thành công cao, đặc biệt khi APH là nhà sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn đầu tiên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, IFC cũng hoàn toàn bị thuyết phục và tin tưởng vào hướng đi phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như đánh giá cao trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và năng lực quản trị công ty (ESG).
Đặc biệt, tiềm năng thành công của dự án cũng được IFC xếp hạng khả quan dựa trên việc APH là Tập đoàn Nhựa có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường với năng lực được chứng minh bằng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đồng bộ và những con số thực tế như năng lực cung cấp ra thị trường hơn 96.000 tấn bao bì màng mỏng mỗi năm, sản phẩm có mặt tại gần 70 quốc gia trên toàn thế giới, sở hữu tập khách hàng tên tuổi…. Hiện tại, APH đang là nhà xuất khẩu bao bì lớn nhất Đông Nam Á và Việt Nam với 20% thị phần xuất khẩu bao bì màng mỏng của Việt Nam.
Về khả năng tạo dựng thị trường cho sản phẩm xanh, IFC đánh giá cao tiềm lực của APH khi trên thương trường APH được biết đến là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn, xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Pháp, Anh, Nhật Bản, Mỹ, Canada…
Với những hoạt động và triển vọng khả quan của APH, kế hoạch tài trợ khoản vay chuyển đổi IFC dành cho APH có kì hạn dài hơi hơn, lên đến 7 năm so với kỳ hạn của các khoản vay chuyển đổi khác trên thị trường.
Tập đoàn An Phát Holdings (Mã CK: APH) là công ty mẹ của hơn 15 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực: sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học phân hủy hoàn toàn, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp. APH cũng sở hữu trực tiếp 2 công ty đang niêm yết là CTCP Nhựa Hà Nội (Mã CK: NHH) và CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA) và sở hữu gián tiếp hơn 10 công ty thông qua 2 công ty niêm yết nói trên.
Vào ngày 28/7/2020, APH chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đồng thời công bố kế hoạch xây dựng nhà máy nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn đầu tiên tại Việt Nam.
Nhu cầu cho dự án nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn của APH là khoảng 82 triệu USD, dự kiến nhà máy sẽ khởi công vào đầu năm 2021 tại Hải Phòng, xây dựng trong khoảng 18 tháng, hoàn thiện vào cuối năm 2022, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm. Khi dự án hoàn thành vào năm 2022, APH kì vọng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất khoảng 20 - 30% cho các công ty con trong khi công ty mẹ vẫn hưởng biên lợi nhuận gộp từ 25 - 30% của dự án này. APH đặt mục tiêu đến năm 2023 sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn sẽ đóng góp 40 - 50% trong cơ cấu doanh thu bao bì của Tập đoàn.
Là cổ phiếu của công ty ngành nhựa có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, sau gần 3 tháng lên sàn, vốn hóa của APH đã đạt mức xấp xỉ 414 triệu USD (tính đến ngày 16/10/2020). Việc IFC rót vốn khủng lên đến 20 triệu USD vào dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn của APH đã cho thấy tiềm năng thành công của dự án khi thu hút đầu tư từ Tổ chức Tài chính Quốc tế uy tín. Việc hợp tác với tổ chức tài chính uy tín như IFC cũng khẳng định định hướng minh bạch cũng như nâng cao năng lực quản trị của tập đoàn.
Đây là lần hợp tác đầu tiên giữa APH và IFC nhằm thúc đẩy, đóng góp cho quá trình phát triển, sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm nguyên liệu xanh tại Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai, APH và IFC sẽ có nhiều lần hợp tác nữa dựa trên sự tin tưởng, thành tựu và nỗ lực phát triển kinh doanh.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.