IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank lên 40 triệu USD
Hoàng Ngân -
08/03/2024 12:01 (GMT+7)
(VNF) - Tập đoàn tài chính quốc tế IFC chính thức nâng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) lên 40 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP). Tổng mức đầu tư IFC dành cho SeABank bao gồm cả tài trợ thương mại đạt gần 400 triệu USD.
Trước đó, năm 2023 SeABank cũng đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại lên 60 triệu USD. Chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP) của IFC cung cấp bảo lãnh thanh toán dành cho các ngân hàng từ các nước đang phát triển nhằm giúp các ngân hàng đối phó với các rủi ro liên quan tới quá trình thanh toán thương mại tại các thị trường mới nổi, Việt Nam là một trong số đó.
SeABank chính thức tham gia vào chương trình GTFP của IFC từ năm 2021 với hạn mức ban đầu là 20 triệu USD. Sau khi tham gia GTFP, SeABank tiếp tục phát triển mạng lưới đối tác toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại cho các doanh nghiệp trong nước.
Trong hai năm qua với nguồn vốn từ chương trình, SeABank đã hỗ trợ tối đa và hiệu quả cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong nỗ lực thu hẹp mức thiếu hụt tài chính. Năm 2024, hạn mức tài trợ thương mại IFC dành cho SeABank tăng gấp đôi so với thời điểm ban đầu, lên 40 triệu USD.
Trước đó, trong năm 2023 SeABank cũng đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng hạn mức tài trợ thương mại cho lên 60 triệu USD. Việc IFC và ADB không ngừng gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho thấy sự tin tưởng, đánh giá cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng bền vững của SeABank.
Đồng thời giúp khẳng định và nâng cao sức mạnh của SeABank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, giúp ngân hàng tiếp cận và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều hơn các ngân hàng trên thế giới, gia tăng các hoạt động tài trợ thương mại với quy mô lớn, tăng giá trị thương hiệu và vị thế của SeABank trong và ngoài nước.
Bên cạnh việc cấp hạn mức tài trợ thương mại, trong những năm qua IFC cũng liên tục cấp vốn đầu tư cho SeABank nhằm hỗ trợ các chiến lược phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
Hiện tại, tổng số tiền IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tề gồm Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, OPEC và ResponsAbility Investments AG đầu tư cho SeABank lên tới gần 400 triệu USD và dự kiến sẽ được tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
Thông tin về SeABank
Được thành lập vào năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam với hơn 3 triệu khách hàng, gần 5.200 nhân viên và 181 điểm giao dịch trên toàn quốc. Mục tiêu của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách cung cấp hệ thống các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.
SeABank sở hữu vốn điều lệ 24.957 tỷ đồng, được Moody’s xếp hạng Ba3 ở nhiều danh mục quan trọng, đồng thời là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III.
Theo chiến lược phát triển “Hội tụ số”, SeABank tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận hành nội bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình, gia tăng hiệu quả hoạt động, mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone