Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kinh tế toàn cầu phục hồi
Nhìn chung, IMF nhận định nền kinh tế thế giới đã có "khả năng phục hồi đáng kể". IMF hiện kỳ vọng mức tăng trưởng toàn cầu là 3,2% vào năm 2024, tăng khiêm tốn 0,1% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1. Mức tăng trưởng 3,2% cũng được dự báo cho cả năm 2025.
IMF dự báo lạm phát trung bình toàn cầu sẽ giảm xuống 2,8% vào cuối năm 2024 từ mức 4% năm ngoái và xuống 2,4% vào năm 2025.
“Mặc dù có nhiều dự đoán ảm đạm, thế giới vẫn tránh được suy thoái kinh tế, hệ thống ngân hàng phần lớn tỏ ra kiên cường và các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn không bị giảm đột ngột”, các chuyên gia của IMF nhận định.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế có 190 quốc gia thành viên và có trụ sở chính tại Washington D.C., Mỹ. Tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tài chính và kinh tế toàn cầu và trong việc giúp các quốc gia phát triển và quản lý tài chính của họ.
Nga là điểm sáng
Bất chấp việc Điện Kremlin bị trừng phạt khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, IMF dự đoán Nga sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, cao hơn đáng kể so với Anh, Pháp và Đức. IMF cho biết xuất khẩu dầu mỏ đã "ổn định" và chi tiêu chính phủ "vẫn ở mức cao" góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
IMF đã nâng cấp dự đoán tháng 1 cho nền kinh tế Nga năm nay và cho biết mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn vào năm 2025 nhưng vẫn cao hơn dự kiến trước đó là 1,8%.
Theo ông Petya Koeva Brooks, phó giám đốc IMF, đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cũng như “sự mạnh mẽ trong tiêu dùng cá nhân” cùng với xuất khẩu dầu mạnh mẽ đã thúc đẩy tăng trưởng của Nga.
Nga là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Vào tháng 2, BBC tiết lộ hàng triệu thùng nhiên liệu làm từ dầu của Nga vẫn được nhập khẩu sang Anh bất chấp lệnh trừng phạt.
Ngoài Nga, IMF đã hạ dự báo của mình trên khắp châu Âu và Vương quốc Anh trong năm nay, dự đoán mức tăng trưởng 0,5% trong năm nay, khiến Vương quốc Anh trở thành quốc gia có thành tích yếu thứ hai trong nhóm các nền kinh tế tiên tiến G7, sau Đức.
Thủ tướng Jeremy Hunt cho biết số liệu của IMF cho thấy nền kinh tế Anh đang bước vào giai đoạn khó khăn.
"Lạm phát vào năm 2024 được dự đoán sẽ thấp hơn 1,2% so với trước đây và trong sáu năm tới, chúng tôi được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Đức hoặc Pháp - cả hai đều có mức giảm mức tăng trưởng ngắn hạn lớn hơn đáng kể so với nước Anh", ông nói.
Ảnh hưởng bởi xung đột Trung Đông
Các nhà kinh tế tại IMF cảnh báo rằng nếu xung đột Israel-Hamas leo thang hơn nữa ở Trung Đông, nó có thể dẫn đến giá lương thực và năng lượng trên toàn thế giới tăng cao.
Báo cáo cho biết các cuộc tấn công liên tục nhằm vào các tàu thuyền ở Biển Đỏ và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu “có khả năng phục hồi đáng kể” cho đến nay.
Tổ chức này cho biết thêm rằng khả năng chi phí lương thực, năng lượng và vận chuyển tăng đột biến sẽ khiến các nước có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Xem thêm >> Tấn công nhà máy lọc dầu của Nga, Ukraine gia tăng căng thẳng với Mỹ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.