Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu
Mỹ và Anh mới đây thông báo cấm giao dịch đối với nguồn cung mới của nhôm, đồng và nickel từ Nga ở Sàn giao dịch kim loại London (LME) và Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME). Mục đích là để siết chặt nguồn thu xuất khẩu của Nga dù động thái này làm dấy lên lo ngại giá cả hàng hóa tăng, có thể gây áp lực lạm phát.
Lệnh cấm này có thể sẽ khiến nhập khẩu của Trung Quốc với các mặt hàng này tăng cao hơn nữa. Nó cũng khiến Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn duy nhất trên thế giới chấp nhận vận chuyển ba kim loại này của Nga.
Ông Wang Rong, nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới Guotai Junan Futures Co có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Tính thanh khoản của kim loại Nga tại thị trường châu Âu và Mỹ có thể tiếp tục giảm và dòng chảy thương mại toàn cầu cũng sẽ được định hình lại”.
Các biện pháp trừng phạt thị trường năng lượng áp đặt lên Moscow sau khi chiến sự Ukraine nổ ra đã có tác động mạnh mẽ đến thói quen mua hàng của Trung Quốc. Nga đã vượt qua Arab Saudi để trở thành nguồn nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Trung Quốc vào năm ngoái. Nước này hiện cũng đứng thứ 2 về nguồn cung than và có khả năng trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Bắc Kinh trong năm nay.
Ngay cả khi không có lệnh trừng phạt chính thức, nhập khẩu nhôm Nga của Trung Quốc vẫn đạt mức kỷ lục. Công ty nhôm khổng lồ United Co. Rusal International PJSC của Nga đã tạo ra 23% doanh thu từ Trung Quốc vào năm ngoái, so với chỉ 8% vào năm 2022. Rusal cũng đã mua 30% cổ phần trong một nhà máy alumina của Trung Quốc để bù đắp khoảng trống về nguồn cung chủ chốt trong bối cảnh gián đoạn do chiến sự ở Ukraine gây ra.
Theo Guotai Junan, các biện pháp trừng phạt mới sẽ thúc đẩy xuất khẩu kim loại của Nga sang các nước ngoài khu vực tài phán của Mỹ và Anh, đặc biệt là Trung Quốc, nhiều hơn. Nguồn cung bổ sung cũng sẽ khuyến khích xuất khẩu kim loại được sản xuất tại Trung Quốc do có nhiều nguồn nguyên liệu hơn. Trung Quốc là nhà sản xuất đồng và nhôm tinh chế lớn nhất thế giới và là nước sản xuất niken lớn thông qua đầu tư vào Indonesia.
Phi USD hoá
Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã tận dụng liên minh chiến lược của Bắc Kinh với Moscow để giành được chiết khấu đối với các nguyên liệu thô quan trọng, thanh toán bằng nhân dân tệ để bỏ qua đồng USD, loại tiền tệ thường được thanh toán trong giao dịch.
Điều đó đã giúp quốc gia mua hàng hóa lớn nhất thế giới ngăn chặn tác động lạm phát của cuộc chiến ở Ukraine, cũng như thúc đẩy mục tiêu của Bắc Kinh nhằm lật đổ đồng bạc xanh với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch kim loại Trung Quốc đã gặp khó khăn trong năm ngoái do nhu cầu yếu và những dấu hiệu phục hồi xanh trên thị trường đối với các mặt hàng như đồng chỉ mới xuất hiện gần đây.
Triển vọng nguồn cung bổ sung của Nga hướng tới Trung Quốc đã làm gia tăng chênh lệch giữa kim loại ở London và Thượng Hải trong phiên giao dịch sớm ngày 15/4. Trong khi giá nhôm LME tăng vọt tới 9,4% thì phản ứng đối với SHFE lại trầm lặng hơn, với mức tăng giá được giới hạn ở mức 2,9% so với mức đóng cửa cuối tuần trước.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bắt đầu năm mới với nền tảng vững chắc khi các nhà máy của Trung Quốc tăng tốc. Các nhà phân tích cảnh báo rằng tăng trưởng sẽ khó duy trì nếu không có sự cải thiện rộng rãi hơn.
Sự siết chặt chưa từng có trên thị trường quặng đồng đã kích thích các nhà đầu tư lạc quan và giúp đẩy giá lên mức cao nhất trong gần hai năm.
Cơn sốt vàng ở Trung Quốc cũng đang diễn ra, góp phần thúc đẩy đà tăng giá không ngừng của kim loại quý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.